Ngày 22-3, đoàn công tác Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật do Trung tướng Trần Minh Đức, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra tại một số đơn vị tại TP Hồ Chí Minh.
Ngày 13/3, Bộ trưởng Y tế Tanzania Jenista Mhagama đã tuyên bố kết thúc đợt bùng phát bệnh do virus Marburg (MVD) thứ hai của quốc gia Đông Phi này sau khi không ghi nhận ca bệnh mới nào trong 42 ngày qua.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 11/3, giới chức y tế tại bang Kebbi ở phía Tây Bắc Nigeria cho biết ít nhất 26 người đã tử vong do dịch viêm màng não bùng phát tại đây.
Hôm nay (ngày 11/3) đánh dấu tròn 5 năm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. 5 năm đã trôi qua, những vết thương do Covid-19 gây nên đã dần hồi phục, song áp lực đè nặng lên hệ thống y tế toàn cầu vẫn còn đó khi thế giới đang đương đầu với nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Trong bối cảnh số ca mắc tiếp tục gia tăng và dịch bệnh lan rộng về mặt địa lý, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn quyết định duy trì tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ. Đậu mùa khỉ là dịch bệnh mới ghi nhận tại Việt Nam vài năm nay và mầm bệnh đã xâm nhập trong cộng đồng.
Trong khi thế giới đang chú ý đến căng thẳng địa chính trị và tranh chấp kinh tế, một cuộc khủng hoảng âm thầm nhưng nghiêm trọng đang diễn ra tại Mỹ, trong đó một chủng cúm gia cầm H5N1 mới đã bắt đầu lây nhiễm cho gia súc lấy sữa và con người.
Bởi sự biến đổi khí hậu và các yếu tố khác, tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, các giải pháp ứng phó dịch bệnh cần được triển khai đồng bộ và quyết liệt hơn bao giờ hết.
Ngày 27/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo quyết định duy trì tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ mpox.
Tổng thống Vladimir Putin cho hay, Nga và Mỹ hiện sẵn sàng tái lập mối quan hệ hợp tác.
Ngày 27/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo quyết định duy trì tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ, do số ca mắc tiếp tục gia tăng và dịch bệnh lan rộng về mặt địa lý.
Theo tờ Guardian ngày 27/2, hệ thống y tế tại châu Phi đang đứng trước nguy cơ sụp đổ trong vài năm tới do sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm, trong bối cảnh nguồn viện trợ nước ngoài chủ yếu tập trung vào các bệnh truyền nhiễm.
Bệnh lạ ở Cộng hòa Dân chủ Congo khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại bởi nhiều trường hợp tử vong trong vòng 48h kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
Căn bệnh bí hiểm khiến nạn nhân tử vong trong 48 giờ, kèm triệu chứng đáng sợ, đã lây lan mạnh tại CHDC Congo từ tháng 1. Đáng chú ý, ca mắc bệnh đầu tiên là những em nhỏ đã ăn thịt dơi chết.
Trong hầu hết trường hợp, người bệnh tử vong chỉ trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng.
Năm 2024, tình hình dịch bệnh trong cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, một số dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi bùng phát, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân. Nhận định sớm tình hình dịch, ngay từ đầu năm, ngành y tế tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các đơn vị y tế trong toàn tỉnh chủ động triển khai nhiều giải pháp, kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn.
Liên Chi hội Tây Nguyên, các tỉnh miền Tây vừa phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị Truyền nhiễm Liên Chi hội miền Tây mở rộng với chủ đề 'Gánh nặng sốt xuất huyết và khuyến cáo phòng ngừa cho người lớn và trẻ em ở Việt Nam'.
Ngày 20/2, theo tờ The Guardian, việc giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAid) và đình chỉ tài trợ cho các chương trình y tế công cộng toàn cầu đang làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch mpox, căn bệnh trước đây được gọi là đậu mùa khỉ.
Ngày 17/2, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh 'bây giờ hoặc không bao giờ' để đạt được thỏa thuận toàn cầu mang tính bước ngoặt về việc ứng phó với các đại dịch trong tương lai, bất chấp việc Mỹ rút khỏi các cuộc đàm phán.
Châu Phi đã đạt tiến bộ đáng kể trong sản xuất vắc-xin và các sản phẩm y tế khác tại địa phương, trong đó có việc bảo đảm nguồn tài trợ cho các nhà sản xuất, cải thiện các công cụ quản lý và huy động hỗ trợ để thiết lập thị trường nội khối.
Ngày 17/2, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh 'bây giờ hoặc không bao giờ' để đạt được thỏa thuận toàn cầu mang tính bước ngoặt về việc ứng phó với các đại dịch trong tương lai, bất chấp việc Mỹ rút khỏi các cuộc đàm phán.
Một quan chức chính phủ Kenya ngày 14/2 xác nhận 41 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 1 trường hợp tử vong được báo cáo kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vào tháng 7/2024.
Ngày 12-2, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo việc Mỹ tạm dừng đóng góp viện trợ nước ngoài có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến các chương trình chống bại liệt, HIV và các mối đe dọa khác.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo, việc Mỹ tạm dừng đóng góp viện trợ nước ngoài có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến các chương trình chống bại liệt, HIV và các mối đe dọa khác.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về những hậu quả nghiêm trọng đối với y tế toàn cầu sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định đóng băng viện trợ nước ngoài của Mỹ.
Ngày 12/2, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo việc Mỹ tạm dừng đóng góp viện trợ nước ngoài có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến các chương trình chống bại liệt, HIV và các mối đe dọa khác.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 6/2, Tổng Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) Jean Kaseya cho biết sẽ viết thư cho Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio để nêu bật những quan ngại về việc đóng băng viện trợ của Mỹ đang đe dọa đến tính mạng của người dân trên khắp lục địa và những nỗ lực ngăn chặn các đợt bùng phát dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến người Mỹ.
Quyết định rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) của Tổng thống Donald Trump đang gây ra 'cơn địa chấn' đối với hệ thống y tế thế giới. Giới chuyên gia lo ngại, việc mất đi nguồn ngân sách từ Washington có thể làm giảm khả năng ứng phó nhanh chóng và hiệu quả của WHO trước các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm và đại dịch trên toàn cầu.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2024, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Hà Nội cơ bản được kiểm soát. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát an toàn thực phẩm tiếp tục được tăng cường chặt chẽ và xử lý nghiêm vi phạm.
Đầu năm 2025, các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi vẫn ghi nhận nhiều nơi trên thế giới. Để chủ động giám sát, kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nước ta qua các cửa khẩu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo.
Ngày 20/1, Cơ quan An ninh y tế Anh (UKHSA) thông báo đã phát hiện thêm một trường hợp nhiễm biến thể clade 1b của virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tại vùng England. Đây là trường hợp thứ 6 nhiễm biến thể này được xác nhận tại Anh kể từ tháng 10 năm ngoái.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội lưu ý việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhất là kiểm soát an toàn thực phẩm tại bữa cỗ tập trung đông người.
Việc này nhằm sẵn sàng, chủ động giám sát, kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nước ta qua các cửa khẩu...
Ngành y tế nhận định, trong năm 2025, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm ở nước ta là rất lớn. Vì vậy, các địa phương tiếp tục nâng cao năng lựcy tế dự phòng, dự báo, giám sát và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 17/1, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi đã lên tiếng báo động về sự gia tăng mạnh mẽ các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên khắp lục địa, với hơn 200 đợt bùng phát dịch bệnh được báo cáo vào năm 2024.
Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức chương trình Gặp mặt cán bộ công an cấp cao qua các thời kỳ nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và phát biểu… là một trong những sự kiện nổi bật trong ngày.
Ngày 13/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) ở Cộng hòa Dân chủ Congo vẫn đáng lo ngại, đồng thời dịch bệnh do virus nhóm Ib vẫn chủ yếu tập trung ở CHDC Congo, Burundi và Uganda.
Thời gian qua, một số bệnh truyền nhiễm như: cúm gia cầm, đậu mùa khỉ, marburg, viêm phổi trắng (viêm đường hô hấp do vi-rút HMPV)… có diễn biến phức tạp trên thế giới và có nguy cơ lây lan vào Việt Nam qua các cửa khẩu. Trước tình hình đó, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh đã chủ động thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhiễm của các bệnh này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố báo cáo đáng lo ngại về tình hình bệnh đậu mùa khỉ tại châu Phi, nơi dịch bệnh đang lây lan với quy mô lớn. Từ tháng 1/2024 đến ngày 5/1/2025, đã có 14.700 ca mắc được xác nhận, trong đó 66 ca tử vong, được ghi nhận tại 20 quốc gia trên lục địa này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về sự bùng phát nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ tại châu Phi, khi số ca mắc bệnh đã lên tới 14.700 ca, trải rộng khắp 20 quốc gia trong khu vực từ đầu năm 2024 đến nay.
Theo WHO, đợt bùng phát đang diễn ra do nhiều nhánh của virus virus gây bệnh đậu mùa khỉ, bao gồm cả biến thể Clade Ib, đang lây lan chủ yếu ở CHDC Congo và các quốc gia lân cận.
WHO cho biết một số lượng lớn các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ nghi ngờ vẫn chưa được xét nghiệm và 'do đó không bao giờ được xác nhận' tại một số quốc gia châu Phi do năng lực chẩn đoán hạn chế.