Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đã gửi cảnh báo tới tất cả các văn phòng của mình về một đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm tại CHDC Congo vốn đã khiến hàng trăm người bị bệnh và ít nhất 79 người tử vong kể từ cuối tháng 10 đến nay.
Ngày 6/12, Sở Y tế Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh nhằm hạn chế nguy cơ dịch chồng dịch.
Từ đầu năm đến nay, nước ta ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca dương tính, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Vì vậy, việc phòng chống dịch sởi trở nên quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết.
Ngày 5/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết: Trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận hàng trăm ca mắc bệnh sởi tản phát. Ca bệnh sởi được ghi nhận đầu tiên vào tháng 3 và có xu hướng tăng nhanh từ tháng 4 đến tháng 7. Số ca mắc giảm dần ở tháng 8, nhưng tăng nhanh trở lại từ tháng 9 đến nay.
Ngày 4-12, hội nghị bệnh truyền nhiễm khu vực phía Nam thảo luận về các giải pháp phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới.
Chiều 4/11, tại Hội nghị Bệnh truyền nhiễm khu vực phía Nam, PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã đề nghị các địa phương tăng cường các biện pháp phòng dịch sởi, đặc biệt là rà soát và tiêm vaccine cho trẻ em chưa được chủng ngừa.
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ở Hải Dương mắc ho gà có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, phân bổ rải rác ở 11 huyện, thành phố trong tỉnh.
Sốt xuất hiện là một bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm, gia tăng vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian còn lại trong năm, toàn quốc vẫn ghi nhận nhiều ca mắc sốt xuất huyết mới, trong đó có nhiều ca bệnh nặng.
Hiện nay, trên thế giới ghi nhận hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người, mức độ lây lan ngày càng tăng. Các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người như: Cúm gia cầm (A/H5N1, A/H7N9...), Covid-19, đậu mùa khỉ, bệnh dại, sốt xuất huyết, các bệnh viêm não - viêm màng não, liên cầu lợn, bệnh giun sán, bệnh than, bệnh dịch hạch... có nguồn gốc từ chuột cống và một số loại thú gặm nhấm.
Mỗi người nhập viện vì sốt xuất huyết sẽ phải tốn từ 6-10 triệu đồng, cộng với mỗi người nhập viện cần một số người nhà đi theo chăm sóc, tạo ra gánh nặng về kinh tế-xã hội rất lớn.
Bộ Y tế cho biết, trong những năm gần đây, sốt xuất huyết đã quay trở lại và là một trong những dịch bệnh đang được quan tâm trong công tác phòng chống dịch.
Ho đờm suốt 1 năm, người đàn ông đi khám và bất ngờ phát hiện mắc bệnh lao. Hiện nay, căn bệnh này vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm chết người của thế giới.
Theo GS.TS. Vũ Sinh Nam ngoài tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết thì vẫn phải song song với biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy để đảm bảo tính bền vững khi chúng ta sử dụng vaccine.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh truyền nhiễm việc việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học và hữu cơ là hết sức cấp thiết để phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
Nếu chỉ sử dụng vắc xin không thì không thể ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết toàn diện, bởi vì vẫn còn muỗi, bọ gậy. Vì vậy, ngoài tiêm vắc xin thì vẫn phải song song sử dụng các biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy để đảm bảo tính bền vững khi sử dụng vắc xin.
Whitmore là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei (trước đây có tên gọi là Pseudomonas Pseudomallei) đã bị lãng quên, nhưng mới đây đã có trường hợp tử vong vì căn bệnh này.
Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định mới về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập nhằm thay thế Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.
Những ngày qua, số bệnh nhân sởi là người lớn có chiều hướng gia tăng. Các bác sĩ cảnh báo, hiện vẫn còn nhiều người lớn chủ quan với bệnh sởi. Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra và lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh sởi có thể gây tử vong.
Ngày 30/11 và 1/12, tại Trung tâm An điều dưỡng tàu ngầm (Cục Hậu cần - Kỹ thuật Hải quân), đơn vị này tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, gia đình nghèo của xã An Mỹ, huyện Tuy An.
'Bên cạnh các bệnh lâu đời như giang mai, lậu, HIV/AIDS, ngày càng có nhiều bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mới xuất hiện như đậu mùa khỉ, Mycoplasma genitalium… Điều đáng lo ngại là các bệnh lý này đang xuất hiện nhiều ở nhóm dân số quan hệ tình dục nam (MSM)'.
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tính đến ngày 25/11/2024, Việt Nam ghi nhận 9 trường hợp mắc bệnh bạch hầu trong đó 2 trường hợp tử vong. Năm 2023, có 57 trường hợp mắc và 7 trường hợp tử vong. Mới đây, ngày 23/11 ghi nhận 1 trẻ tử vong do bạch hầu tại Cao Bằng, Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để.
Do số ca mắc sởi tăng cao, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu các bộ, ngành về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thực hiện Đề án Đoàn kết tập hợp thanh niên công nhân và lao động trẻ, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Bình An vừa tổ chức sinh hoạt Chi hội Nữ công nhân nhà trọ khu phố Nội Hóa 1.
Lyme là một bệnh truyền nhiễm, nếu không được điều trị, có thể tiến triển thành lan tỏa với các biểu hiện về thần kinh, tim, khớp… gây hại cho sức khỏe.
Hiện nay, trên thế giới ghi nhận hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người, mức độ lây lan ngày càng tăng. Các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người như: Cúm gia cầm (A/H5N1, A/H7N9...), Covid-19, đậu mùa khỉ, bệnh dại, sốt xuất huyết, các bệnh viêm não - viêm màng não, liên cầu lợn, bệnh giun sán, bệnh than, bệnh dịch hạch có nguồn gốc từ chuột cống và một số loại thú gặm nhấm.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan mạnh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể xuất hiện biến chứng thậm chí là tử vong.
Chiều 29/11, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu các bệnh viện trên cả nước tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở y tế.
Trước xu hướng gia tăng nhanh số ca bệnh nhân sởi tại một số địa phương, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh phân luồng người bệnh ngay từ khâu đăng ký khám; bố trí khu khám riêng cho ca mắc sởi hoặc nghi mắc sởi.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế tổ chức ngày 28-11, Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca dương tính. So với cùng kỳ năm 2023, số ca nghi sởi cao hơn 52,9 lần, số ca sởi dương tính cao hơn 111 lần.
Bộ Y tế nhận định trong năm 2024, Việt Nam cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, dịch bệnh trong nước diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập, bùng phát, các tác nhân gây bệnh liên tục xuất hiện...
Sởi là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp và có khả năng tạo thành dịch. Từ năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh không ghi nhận ca bệnh sởi nhưng trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh ở một số tỉnh, thành, các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và chủ động triển khai các biện pháp để phòng chống.
Virus Corona gây ra đại dịch toàn cầu Covid-19 có nguồn gốc từ đâu luôn được các nhà khoa học tìm kiếm.
Tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm tổ chức ngày 28/11, Bộ Y tế đề nghị tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chủ động công tác giám sát trường hợp bệnh, giám sát tác nhân gây bệnh và xử lý triệt để ổ dịch.
Đại diện Cục Y tế dự phòng nhận định, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm cơ bản vẫn được kiểm soát. Tuy nhiên, một số bệnh dự phòng bằng vaccine lại ghi nhận số ca mắc tăng cao, nhất là sởi tăng hơn 111 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tại Việt Nam số mắc sởi tăng cao, gần 5.000 ca dương tính, 5 trường hợp tử vong, so với cùng kỳ năm 2023 số ca sởi dương tính cao hơn 111 lần.
Thông tin này được công bố tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế tổ chức vào sáng 28-11. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hiện Bình Dương ghi nhận ca tử vong do mắc sởi trong tháng 11 và được xếp vào nhóm 11 địa phương có số ca nghi sởi và sởi dương tính cao.
Huyện Mường Khương đang triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh sởi sau khi ghi nhận ca bệnh sởi đầu tiên trên địa bàn.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi ngờ mắc sởi, trong đó có khoảng 5.000 ca dương tính với virus này.
Trưa 28/11, Đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã có buổi làm việc với Sở Y tế về các nội dung phục vụ triển khai dự án 'Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình thành phố thông minh giai đoạn 2025-2030'.
Sáng 28/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố về công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị tại điểm cầu chính.
Sáng 28/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Theo Bộ Y tế, so với cùng kỳ năm 2023, số ca nghi sởi năm nay cao hơn 52,9 lần, số ca sởi dương tính cao hơn 111 lần; đã có 5 ca tử vong.