Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ tập trung triển khai các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình số hóa dữ liệu hộ tịch theo đúng kế hoạch của UBND tỉnh và Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ, quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Với diện tích 360ha chè, Minh Lập là xã có diện tích chè lớn thứ 3 của huyện Đồng Hỷ (sau xã Văn Hán và Khe Mo). Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm cho cây chè, những năm qua, xã Minh Lập luôn khuyến khích người dân đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tập trung trồng các giống chè lai, nhân rộng diện tích chè VietGAP...
Năm 2024, huyện Đồng Hỷ có 7 chủ thể đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng đối với 10 sản phẩm theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Các sản phẩm này đều thuộc nhóm thực phẩm chế biến và chè.
Từ ngày 16-10 đến 6-11, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đồng Hỷ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ năng nghiệp vụ lao động và 7 phiên giao dịch việc làm cho trên 1.300 cán bộ, người dân trong huyện.
Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hợp tác xã Hương Vân Trà tổ chức Hội thảo khoa học Dự án 'Ứng dụng khoa học công nghệ thử nghiệm chế phẩm sinh học khử rêu và phòng trừ bệnh trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ gắn liên kết chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh' năm 2024.
Sáng 13-10, huyện Đồng Hỷ tổ chức Chương trình gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn huyện nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024). Dự Chương trình có lãnh đạo huyện Đồng Hỷ; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên; các thành viên Hội Doanh nghiệp huyện và đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư trong và ngoài huyện.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có nhiều mô hình hợp tác xã (HTX) do phụ nữ làm chủ. Với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, họ đã vươn lên làm giàu chính đáng và góp phần đưa các sản phẩm nông nghiệp của địa phương vươn xa. Chị Nguyễn Thị Vân, sinh năm 1985, Giám đốc HTX Thái Minh, xã Văn Hán (Đồng Hỷ), là một điển hình.
Là lực lượng chính trong phát triển kinh tế, thời gian qua, đoàn viên, thanh niên huyện Đồng Hỷ luôn phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nhiều mô hình khởi nghiệp hiệu quả.
Vừa tuyên truyền, tư vấn pháp luật vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý (TGPL) là những điểm nổi bật trong hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh. Với đội ngũ trợ giúp viên, luật sư giàu kinh nghiệm, Trung tâm đã trở thành điểm tựa pháp lý cho những người yếu thế trong các vụ án.
Những năm qua, nông nghiệp luôn khẳng định vai trò là 'trụ đỡ' của nền kinh tế. Để tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, ngành chức năng cùng các địa phương trong tỉnh THái Nguyên đã và đang đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất.
Để nâng cao giá trị và khẳng định thương hiệu, tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chè. Đến nay, tỉnh đã xác lập được quyền sở hữu trí tuệ đối với 12 sản phẩm chè bao gồm 1 chỉ dẫn địa lý, 9 nhãn hiệu tập thể (NHTT) và 2 nhãn hiệu chứng nhận. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác quản lý, phát triển NHTT, nhất là nhãn hiệu 'Chè Thái Nguyên' còn gặp nhiều khó khăn, bất cập...
Những mô hình phát triển kinh tế bền vững đã giúp huyện miền núi Thái Nguyên đạt được những thành tựu trong công tác giảm nghèo.
Sáng 10/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đến thị sát, chỉ đạo công tác phòng chống bão lụt tại Thái Nguyên.
Sáng nay (10/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tình hình, kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại tỉnh Bắc Giang - một trong những địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, thiên tai. Trong khi đó, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc kiểm tra ở Thái Nguyên.
Mực nước sông Cầu dâng cao gây ngập úng các khu vực tại TP Thái Nguyên, nhiều nơi bị chia cắt.
Do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lớn ở nhiều nơi, nước từ thượng nguồn đổ dồn về các sông suối gây ngập úng nhiều khu vực ở Thái Nguyên. Toàn tỉnh hiện đã sơ tán khẩn cấp gần 2.000 hộ dân.
Sáng nay (9-9), các địa phương trong tỉnh tiếp tục huy động lực lượng tại chỗ triển khai các biện pháp cấp bách hỗ trợ nhân dân sơ tán và di chuyển tài sản ra khỏi vùng ngập lụt, nguy hiểm đến nơi an toàn. Lãnh đạo các địa phương, các ngành chức năng trực tiếp đi kiểm tra tại những khu vực, công trình trọng điểm, xung yếu, như: Các công trình đê điều, vị trí, khu vực bị sạt lở đất và có nguy cơ sạt lở cao; các khu vực bị ngập... để kịp thời chỉ đạo triển khai biện pháp ứng phó, xử lý các tình huống xảy ra.
Đồng Hỷ đang là một trong những 'thủ phủ' chè nổi tiếng nhất của tỉnh Thái Nguyên. Với định hướng phát triển nông nghiệp xanh theo hướng hữu cơ, an toàn, huyện đã và đang tạo dấu ấn đặc biệt, 'mở cửa làm giàu' cho nông dân, HTX.
Ngày 20/8, theo nguồn tin Công an tỉnh Vĩnh Phúc, Công an huyện Tam Dương vừa truy bắt thành công và quyết định khởi tố nhóm thanh niên cướp tài sản người đi đường rồi chạy trốn qua nhiều địa phương.
Ngày 20-8, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức bàn giao trang bị, vật tư y tế cho các điểm/chốt sơ cấp cứu chữ thập đỏ trên địa bàn.
Là cửa ngõ giao thông phía Đông Bắc của TP. Thái Nguyên nối với tỉnh biên giới Lạng Sơn qua Quốc lộ 1B, phía Đông nối với tỉnh Bắc Giang qua Quốc lộ 17, huyện Đồng Hỷ có nhiều dư địa phát triển thương mại - dịch vụ. Bên cạnh đó, huyện có quỹ đất nông, lâm nghiệp lớn, có tiềm năng khoáng sản, du lịch sinh thái...
Với hơn 3.900ha, Đồng Hỷ là địa phương có diện tích chè đứng thứ 3 của tỉnh (sau Đại Từ và Phú Lương). Xác định chè là cây trồng chủ lực, những năm qua huyện tập trung thực hiện các giải pháp của kế hoạch phát triển chè và các sản phẩm trà trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, nhằm nâng cao giá trị kinh tế cây trồng này.
Ngày 15/8, tin từ Công an huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt giữ 4 đối tượng liên quan đến vụ cướp xe máy táo tợn trên địa bàn.
Nhóm côn đồ sử dụng hung khí chặn đường, gây thương tích cho bị hại để cướp tài sản.
Ngày 15-8, Tòa án nhân dân TP. Thái Nguyên tổ chức xét xử sơ thẩm công khai vụ án 'Cố ý gây thương tích' liên quan đến 6 bị cáo đều trong độ tuổi vị thành niên ở xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ (hiện là học sinh một trường THPT trên địa bàn tỉnh).
Thông qua Chương trình Mùa hè xanh góp phần phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo vì cộng đồng của tuổi trẻ sinh viên Đại học Thái Nguyên.
Trong 2 ngày 23 và 24-7, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tiến hành khảo sát việc thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 tại huyện Đồng Hỷ.
Chiều 22-7, Tòa án nhân dân (TAND) TP. Thái Nguyên tổ chức xét xử vụ án hình sự sơ thẩm đối với bị cáo Hoàng Phúc và đồng phạm về tội 'Mua bán trái phép chất ma túy'. Phiên tòa được tổ chức trực tuyến tại điểm cầu trung tâm của TAND thành phố, kết nối với điểm cầu TAND tỉnh và các TAND cấp huyện trên địa bàn.
Thời gian qua, hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được ngành chức năng của tỉnh triển khai rộng rãi. Qua đó tạo được sự chuyển biến tích cực thay đổi tư duy sản xuất của bà con nông dân.
Vào khoảng 17 giờ, ngày 6/7/2024, các trinh sát Đội Cảnh sát hình sự huyện Đồng Hỷ phối hợp Công an xã Tân Long và Công an xã Văn Hán tổ chức lực lượng bao vây, bắt giữ đối tượng truy nã Lê Văn Quang (sinh năm 1998), trú tại xóm Mỏ Ba, xã Tân Long, khi đối tượng đang lẩn trốn tại xóm Hòa Khê 1, xã Văn Hán.
Đêm ngày 2, rạng sáng 3-7, trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có mưa to, có nơi mưa rất to gây thiệt hại một số tài sản.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đồng Hỷ vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 8 đối tượng về hành vi 'Đánh bạc' tại xóm Làng Cả, xã Văn Hán, Đồng Hỷ.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nên giá trị thu nhập từ sản xuất chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ hiện đạt khoảng 300 triệu đồng/ha/năm (tăng 40-70 triệu đồng/ha/năm so năm 2020).
Thời gian qua, nhiều kiến nghị của cử tri trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được các cấp, ngành chức năng giải quyết khá thấu đáo. Có được kết quả này là nhờ sự đổi mới trong cách thức thực hiện, đặc biệt là các ý kiến, kiến nghị được tiếp thu, chuyển đến đúng đầu mối.
Văn Hán là địa phương dẫn đầu của huyện Đồng Hỷ về cả diện tích và sản lượng chè búp tươi. Với mục tiêu xây dựng, phát triển thương hiệu, nâng cao năng suất, chất lượng, tạo tính cạnh tranh bền vững, xã đang thực hiện xây dựng nhãn hiệu tập thể chè Văn Hán.
Với sự năng động, sáng tạo, nhiệt tình, gần gũi với nông dân, chị Dương Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện Đồng Hỷ đã đóng góp nhiều sáng kiến, việc làm giúp công tác Hội và phong trào nông dân có bước phát triển.
Các công trình ngầm tràn được xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi xảy ra mưa lũ. Để hạn chế tối đa tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, ngành chức năng và chính quyền các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn.
9 sản công nghiệp nông thôn tiêu biểu phía Bắc năm 2024 của Thái Nguyên đều là các thương hiệu liên quan đến chè từ vùng nông thôn nổi tiếng chè tỉnh Thái Nguyên
Trận mưa lớn kéo dài xảy ra đêm 8 và sáng 9-5 đã gây thiệt hại tại một số địa phương trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Cụ thể, tại xã Văn Lăng, 1.000m3 đất đá sạt lở từ taluy dương xuống đường tại 3 xóm Tân Lập, Vân Khánh và Liên Phương; ngập sâu tại khe Đà...
Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 183.000ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 62.000ha, còn lại là rừng trồng, với các loại cây trồng chủ yếu như: keo, bạch đàn, bồ đề... Để chủ động phòng, chống cháy rừng, ngành chức năng, các địa phương và người dân trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp.
Ngày 7-5, Tòa án nhân dân TP. Thái Nguyên xét xử vụ án 'Cướp tài sản' và 'Gây rối trật tự công cộng' liên quan đến 13 bị cáo (trong đó có 10 bị cáo dưới 18 tuổi).
Năm 2024, huyện Đồng Hỷ có kế hoạch trồng trên 600ha rừng tập trung. Đến nay, toàn huyện đã trồng được trên 357ha, đạt gần 60% kế hoạch. Cùng với đó, nhân dân địa phương đã chủ động mở rộng diện tích trồng thay thế rừng sau khai thác và cải tạo vườn rừng hiệu quả thấp được gần 100ha.
Để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, những năm qua, huyện Đồng Hỷ đã khuyến khích nhân dân tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từng bước hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung chất lượng cao.
Từ năm 2021 đến nay, huyện Đồng Hỷ thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng 31 dự án.
Cùng với việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các tuyến đường kết nối, ngành Giao thông Vận tải đặc biệt chú trọng công tác duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa...
Ngày 22/3, Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên tổ chức chuyến tham quan, thực tế tại huyện Đồng Hỷ cho gần 40 hội viên của Hội.
Ngày 22-3, Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên tổ chức chuyến tham quan, thực tế tại huyện Đồng Hỷ cho gần 40 hội viên của Hội.
Ngày 17-3, tại xã Linh Sơn (TP. Thái Nguyên), Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội đồng Đội TP. Thái Nguyên phối hợp tổ chức ra quân hưởng ứng Ngày cao điểm Tình nguyện xây dựng nông thôn mới và ngày Chủ nhật xanh năm 2024.
Từ đầu năm đến nay, giá một số mặt hàng chế biến từ gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng trở lại. Đây là tín hiệu vui đối với các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản và những người dân trồng rừng.
Khắc sâu lời dạy của Bác Hồ 'Mùa Xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân', ngay từ những ngày đầu Xuân, các cấp bộ đoàn trên địa bản tỉnh đã phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, tổ chức hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Tết trồng cây tại nhiều địa phương.
Ngày 23-2, Huyện đoàn Đồng Hỷ phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện và xã Văn Hán, Ban Quản lý hồ Văn Hán tổ chức hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ và khởi động Tháng Thanh niên năm 2024.
Nhận định rõ nông nghiệp hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng tất yếu của nông nghiệp Việt Nam và thế giới, không đứng ngoài cuộc, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước đẩy mạnh quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Phát huy lợi thế về đất lâm nghiệp, huyện Đồng Hỷ khuyến khích nhân dân tập trung trồng rừng và nâng cao chất lượng rừng trồng nhằm cải thiện thu nhập.
Để chăm sóc 'cánh rừng mẫu lớn', ông Phạm Văn Long, một tỷ phú trồng rừng ở xã Văn Hán (Đồng Hỷ) đã mạnh tay chi hàng trăm triệu đồng để đầu tư thiết bị bay không người lái.