Sau cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài khiến mực nước sông Hồng chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội dâng cao và lên nhanh từng giờ, đặc biệt tại khu vực cầu Long Biên.
Nhiều hộ dân tại thôn Tiền Lệ (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) gặp khó khăn khi vùng trồng rau bị nước ngập sâu, không thể thu hoạch.
Chuyên gia nhận định diễn biến mưa lớn và đợt lũ lịch sử ở miền Bắc, khuyến cáo người dân theo dõi các thông tin dự báo và tuân thủ chặt chẽ các phương án ứng phó.
Theo ông Vũ Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia, khả năng từ chiều mai ở các tỉnh Bắc Bộ mưa bắt đầu suy giảm, lượng mưa chỉ còn cục bộ ở 1 số nơi và không còn xuất hiện trên diện rộng.
Chiều 10/9, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế công tác phòng, chống ngập úng do mưa lớn trên địa bàn xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định.
Trong chiều 10-9, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông gây mưa lớn. Mực nước lũ trên sông Hồng tiếp tục dâng cao, đã vượt mức báo động 1. Dự báo trong 12-24 giờ tới, mực nước sông tiếp tục lên nhanh, có thể ở mức báo động 2 .Hiện Cầu Long Biên đã cấm các phương tiện qua lại.
Theo bản tin dự báo thời tiết lúc 15h30 ngày 10/9 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 10/9 đến chiều 11/9, Vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70 mm, cục bộ có nơi trên 120 mm; riêng Lào Cai, Yên Bái có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra mưa lớn, mực nước các sông Lô và sông Phó Đáy đã cao mức báo động và có xu hướng tiếp tục lên cao, nhiều khu vực tại tỉnh Vĩnh Phúc đã ngập trong nước.
Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực triển khai ngay các biện pháp khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 và mưa lớn gây ra.
Dự báo ngày 11/9, Bắc Bộ tiếp tục mưa lớn diện rộng, đề phòng sạt lở, lũ quét nguy hiểm.
Trước nguy cơ mưa lớn còn kéo dài, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo các trường sẵn sàng triển khai phương án dạy học trực tuyến.
Từ đêm 10/9 đến sáng 11/9, trên khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, khu vực các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hòa Bình và một số khu vực các tỉnh Yên Bái và Lào Cai vẫn còn mưa, lượng mưa phổ biến từ 50-120 mm, có nơi trên 200 mm.
Trước nguy cơ mưa lớn còn kéo dài gây ngập úng cục bộ, số lượng trường bị ảnh hưởng của thiên tai có thể tiếp tục tăng, Sở GD&ĐT Hà Nội vừa chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc rà soát hạ tầng, sẵn sàng kế hoạch chuyển sang dạy học trực tuyến.
Phát huy mạnh mẽ tình dân tộc, nghĩa đồng bào và tinh thần 'tương thân tương ái', 'lá lành đùm lá rách', chiều 10/9, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiệt hại do bão số 3 gây ra và hoàn lưu bão gây mưa lớn tại các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều nơi ở phường Nhật Tân (quận Tây Hồ) chìm trong 'biển' nước. Các hộ dân tất bật di chuyển tải sản tới nơi an toàn.
Chưa bao giờ người dân Yên Bái và đặc biệt là TP Yên Bái lại phải chịu nhiều thiệt hại về người và tài sản do sạt lở đất gây ra như hiện nay. Do mưa lớn mấy ngày qua, khắp các địa phương trong TP tình trạng sạt lở đất diễn ra phổ biến đã làm sập đổ nhiều ngôi nhà và gây ra những cái chết thương tâm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, từ tối 9/9 đến sáng 10/9, nhiều tỉnh thành trên cả nước tiếp tục có mưa lớn, gây nên tình trạng sạt lở đất, thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản.
Tỉnh Yên Bái ghi nhận hàng chục người chết và mất tích do sạt lở đất. Mưa lớn cũng khiến nhiều địa phương đang bị cô lập, chia cắt do nước sông dâng cao và sạt lở đất.
Do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lớn kéo dài, trên các tuyến đê sông ở Nam Định (sông Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ), cơ quan chức năng ở địa phương ghi nhận có một số điểm bị thẩm thấu, bị tràn, nguy cơ bị tràn.
Ngày 10/9, tại xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang xảy ra mưa lớn, một số tuyến đường và nhiều hộ dân trên địa bàn xuất hiện sạt lở đất, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của bà con. Trong đó, nhà bà Vừ Thị May (thôn Nà Nũng A, xã Sơn Vĩ) bị sạt lở đất vào nhà với khối lượng lớn, khoảng 80m3.
Mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 diễn ra trong những ngày qua khiến toàn tỉnh Bắc Kạn đã có hơn 1300ha cây trồng bị úng ngập, đổ gãy; hơn 130 chuồng trại chăn nuôi bị hư hỏng. Nhiều tuyến giao thông bị tê liệt, ách tắc do sạt lở đất và nước dâng cao.
Trước tình hình mưa lớn kéo dài sau cơn bão số 3 trên diện rộng, mực nước trên các sông liên tục dâng cao, các phương tiện giao thông phải hết sức cẩn trọng khi đi qua cầu, phà, khu vực nước sâu, chảy xiết.
Mưa lớn tại Sa Pa (Lào Cai) trong những ngày qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Địa phương đã ưu tiên huy động nguồn nhân lực và trang thiết bị để tìm kiếm nạn nhân mất tích, khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 11/9, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa lớn cục bộ, có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; cần đề phòng lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu theo dõi tình hình thời tiết để có kế hoạch chủ động thậm chí khi cần cưỡng chế sơ tán các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, xung yếu, nhất là các khu chung cư cũ nguy hiểm, nhà yếu, nơi ở có nguy cơ đổ sập, khu vực ven sông, suối, hạ lưu hồ đập, vùng trũng thấp, khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn sau hoàn lưu bão số 3.
Do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lớn, chiều 10/9/2024, mực nước lũ của các suối và sông Bùi trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình dâng cao, gây tràn, ảnh hưởng giao thông tại các ngầm trên một số tuyến đường dân sinh. Lực lượng chức năng đã đặt biển cảnh báo, cắt cử người giám sát, chỉ dẫn tại các điểm ngập úng, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trong diễn biến vẫn phức tạp của mưa lũ.
Dự báo chiều 11/9, mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ có khả năng suy giảm, cục bộ một số nơi có mưa lớn nhưng không xuất hiện trên diện rộng.
Trong đêm 9 và cả ngày 10/9, do ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh Nam Định mưa lớn kéo dài với lượng mưa đo được (từ 22 giờ ngày 9 đến 7 giờ ngày 10/9) là khoảng 270mm. Mưa lớn kéo dài cùng với các hồ thủy điện xả lũ đã làm mực nước trên các sông dâng cao.
Trước nguy cơ mưa lớn còn có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến việc học tập trực tiếp tại trường, các trường ở xã đảo Minh Châu (huyện Ba Vì) sẽ chuyển sang dạy học trực tuyến từ ngày 11-9.
Ngày 10/9, thành phố Hà Nội chứng kiến tình trạng ngập lụt nghiêm trọng sau một đêm mưa lớn. Trong khi nhiều cư dân phải vật lộn với các tuyến phố biến thành sông để đi làm, các thợ sửa xe máy lại đang 'hái ra tiền' với số lượng xe hỏng tăng vọt và giá sửa chữa cao bất thường.
Thông tin mới nhất cho đến thời điểm này, đêm nay và sáng mai, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai vẫn còn mưa lớn, với lượng phổ biến từ 50-120mm.
Hiện mức nước trên sông Đuống đang tiếp tục dâng cao, kèm theo mưa lớn nhất là các khu vực miền núi, có nguy cơ tác động ảnh hưởng mất an toàn đến cầu Đuống.
Theo Cục Khí tượng Trung Quốc, bão Yagi vẫn gây mưa lớn tại đảo Hải Nam, và các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của nước này. Đặc biệt là ở huyện Hà Khẩu đã xảy ra lũ lớn và sạt lở đất. Chính quyền Trung Quốc đã nâng mức cảnh báo mưa bão lên màu đỏ, mức cảnh báo cao nhất, và cảnh báo màu cam cho lũ quét và sạt lở đất, mức cao thứ hai trong thang cảnh báo.
Mặc dù bão số 3 đã đi qua nhưng tình hình diễn biến thời tiết vẫn còn rất bất thường, mưa lớn kéo dài và lũ trên các sông dâng cao… Do đó, UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng, chống ngập, úng…; vận hành tốt phương án phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ với mục tiêu cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng của nhân dân.
Nước sông Cầu trên địa bàn TP. Thái Nguyên dâng cao, kèm theo mưa lớn, dòng nước xoáy đã làm lật thuyền tự chế của người dân trên địa bàn phường.
Do mưa lớn gây ra, mực nước các hồ thủy điện dâng cao, nhiều thủy điện ở miền Bắc đang điều tiết xả tràn. Vậy người dân vùng hạ du cần làm gì?
Sau cơn bão số 3 là mưa lớn kéo dài và thủy điện xả lũ khiến mực nước tại nhiều con sông ở miền Bắc vượt mức báo động, gây ngập lụt nghiêm trọng cho Hà Nội và nhiều địa phương ở miền Bắc, làm ảnh hưởng tới đời sống người dân.
Ngay sau cơn bão số 3 tràn qua Hà Nội, nước trên các hệ thống sông dâng cao do xả nước của một số nhà máy thủy điện ở thượng nguồn, kết hợp mưa lớn ở khu vực tỉnh Hòa Bình khiến mực nước sông Bùi lên cao, trên báo động cấp 3 và chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến chính quyền huyện Chương Mỹ và người dân gặp nhiều khó khăn.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, từ tối 9/9 đến sáng 10/9, nhiều tỉnh thành trên cả nước tiếp tục có mưa lớn, gây nên tình trạng sạt lở đất, thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản.
Do mưa lớn mấy ngày qua, tình trạng sạt lở đất diễn ra phổ biến đã làm sập đổ nhiều ngôi nhà tại Yên Bái và gây ra những cái chết thương tâm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia trong những ngày tới khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ sẽ tiếp tục có mưa lớn với lượng mưa 100 – 200mm, có nơi trên 350mm nguy cơ rất cao xảy ra lũ lớn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét và ngập lụt cục bộ tại các vùng trũng thấp…
Từ chiều 7-9, do ảnh hưởng của bão số 3 nên khu vực tỉnh Lào Cai có mưa liên tục. Mưa lớn khiến nhiều nơi bị ảnh hưởng, sạt lở đất, giao thông bị chia cắt.
Trước nguy cơ mưa lớn còn kéo dài gây ngập úng cục bộ, số lượng trường bị ảnh hưởng của thiên tai có thể tiếp tục tăng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo các trường sẵn sàng triển khai phương án dạy học trực tuyến.
Mưa lớn diện rộng kéo dài đã gây ra hơn 80 điểm sạt lở đất trên các tuyến đường giao thông huyết mạch của huyện Đà Bắc. Huyện đã huy động lực lượng xử lý các điểm sạt lở và canh gác tại các ngầm tràn nguy hiểm để cảnh báo người dân.
Tính đến ngày 10/9, mưa lũ lớn đã gây sạt lở đất tại Hà Giang, khiến nhiều nhà cửa, hoa màu bị thiệt hại, nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch bị chia cắt, cô lập, các phương tiện không lưu thông được.
Nhằm chủ động ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng sau cơn bão số 3 và tình trạng mưa lớn, lũ, ngập lụt... gây ra đối với các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh; thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và UBND tỉnh, Sở GDĐT Thái Nguyên tiếp tục yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trường học tăng cường ứng phó với mưa lớn, ngập lụt và chủ động khắc phục hậu quả.
Đến ngày 10/9, các phương tiện di chuyển chiều từ Móng Cái về Hạ Long lưu thông bình thường.