Việc huy động nguồn lực tài chính từ việc trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy bảo tồn rừng, giảm phát thải khí nhà kính và phát triển kinh tế bền vững ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước có diện tích rừng lớn như Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu này đang bị tắc nghẽn do những thiếu hụt về khung khổ pháp lý…
Với diện tích đất có rừng hơn 14,86 triệu ha, tỷ lệ che phủ đạt 42,02%, rừng Việt Nam là nơi cư trú của hơn 10.000 loài động vật, 12.000 loài thực vật bậc cao, trong đó có hơn 7.000 loài cây cho lâm sản ngoài gỗ. Theo đánh giá của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hệ sinh thái rừng rất phong phú là cơ hội, tạo điều kiện thuận lợi, lợi thế lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Khởi nghiệp ở một tỉnh không có rừng, cách đây 15 năm, thực hiện chiến lược phát triển đa ngành, Công ty cổ phần Bitexco Nam Long đã mạnh dạn mở thêm ngành nghề mới, đầu tư nhà máy gỗ với dây chuyền tự động hóa của châu Âu, cùng nguồn nguyên liệu nhập khẩu quốc tế, sản xuất các loại cửa gỗ cao cấp xuất sang Mỹ, Brazil, châu Âu, mang về nguồn ngoại tệ mạnh cho tỉnh.
Tại buổi trò chuyện với chủ đề 'Từ làng nghề truyền thống đến hiện đại', đạo diễn, nhà văn Xuân Phượng chia sẻ, khoảng 10 năm qua, bà vẫn đau đáu làm thế nào để những sản phẩm của làng hoa giấy Thanh Tiên (Huế) có thể xuất khẩu ra nước ngoài và khẳng định thương hiệu bền vững.
Huyện Hướng Hóa có lợi thế khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hoang sơ, kỳ vĩ, cùng với truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô đã và đang mở ra hướng đi mới thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh, đồng nghĩa năng lực ứng phó của doanh nghiệp đã có bước tiến.
Không chỉ đầu tư nhà máy chế biến lâm sản đạt tiêu chuẩn châu Âu, Công ty Bảo Châu Phú Yên còn xây dựng vùng nguyên liệu rừng phát triển bền vững.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong những phong trào được Hội Nông dân (HND) huyện Phú Lộc tích cực triển khai. Nhiều hội viên đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đưa các cây, con mới vào phát triển kinh tế, tạo ra nhiều mô hình cho thu nhập cao.
Việc phục hồi, phát triển rừng ở Đắk Lắk vẫn rất khó khăn vì chưa có cơ chế, chính sách và nguồn lực phù hợp để tạo động lực thu hút người dân, doanh nghiệp tham gia. Do đó địa phương đang chắt chiu nguồn lực của mình cho nhiệm vụ quan trọng này.
Theo ông Lee Hyung Ju – Ủy viên thường trực, Ủy ban Giám sát tài chính Hàn Quốc, nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp Hàn Quốc đã quan tâm, mong muốn tìm hiểu về thị trường chứng khoán Việt Nam để tham gia đầu tư.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa phối hợp với Ủy ban Giám sát Tài chính Hàn Quốc, Ủy ban Hợp tác tài chính quốc tế Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn Hợp tác tài chính Việt Nam – Hàn Quốc với chủ đề 'Phát triển thị trường vốn và Tài chính chuyển đổi'.
Trồng và chăm sóc rừng là nhiệm vụ hằng năm đối với các chủ rừng, hộ lâm dân. Điều quan tâm với ngành lâm nghiệp là làm thế nào để cây giống đảm bảo chất lượng cho mục tiêu trồng rừng, đặc biệt là rừng gỗ lớn (RGL).
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, toàn tỉnh hiện có 3,6 ngàn hécta gỗ rừng trồng đạt chứng nhận FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững).
Ngày 25/9, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Quang Dũng đã có buổi tiếp xã giao ông Lee Hyung Ju - Ủy viên thường trực Hội đồng điều hành của Ủy ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSC).
Chuyển đổi xanh hiện không còn là lựa chọn, mà đã thành yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp toàn thế giới. Tuy nhiên, hành trình này không hề dễ dàng bởi vẫn còn có nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
Tiềm năng lớn, tăng trưởng nhanh, ngành bao bì giấy đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp cũng đón đầu cơ hội để tận dụng tối đa tiềm năng của ngành.
Năm nay, trong bối cảnh lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh thì lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, nhất là hoạt động chế biến gỗ lại là điểm sáng khi có những tín hiệu tích cực. Nắm bắt thời cơ này, nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư sản xuất, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Thả lợn vào trang trại điện mặt trời để dọn cỏ; người dân Đà Nẵng chỉ mất 2 phút đổi pin xe điện; Quảng Trị muốn bán tín chỉ carbon từ loài cỏ biển có tác dụng đặc biệt... là những thông tin đáng chú ý tuần qua.
Dù nhận thấy việc chuyển đổi xanh là vấn đề sống còn, thế nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết vẫn còn nhiều vướng mắc, nhất là khi chính sách phần nào đó chưa theo kịp tốc độ và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Huyện Hướng Hóa triển khai chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) từ năm 2019, đến nay toàn huyện có 18 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 13 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao; 5 sản phẩm được công nhân đạt 4 sao; 1 sản phẩm cà phê đã hoàn thiện hồ sơ trình hội đồng trung ương đánh giá phân hạng 5 sao vào cuối năm 2024. Thông qua việc phát triển sản phẩm OCOP, các chủ thể từng bước chuyển đổi từ quy mô sản xuất nhỏ, manh mún sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo sức bật cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Tỉnh Đồng Nai hiện có 171.000 ha diện tích đất lâm nghiệp có rừng (chiếm khoảng 30% diện tích đất tự nhiên của tỉnh); tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 29% và tỷ lệ che phủ cây xanh 52%.
Ngành gỗ muốn đạt được mục tiêu xuất khẩu trong năm 2024 thì việc cải tiến, đổi mới và áp dụng các giải pháp bền vững là điều cần thiết.
Ngày 12-9, Sở Ngoại vụ phối hợp cùng Viện nghiên cứu TPHCM và Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM tổ chức họp báo giới thiệu nội dung Diễn đàn kinh tế TPHCM năm 2024 với chủ đề 'Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TPHCM'.
Việc quản lý rừng bền vững và xây dựng chứng chỉ rừng (FSC) sẽ mở ra những cơ hội lớn, thúc đẩy ngành Lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững, đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, tái tạo đến khai thác, chế biến lâm sản. Vì vậy, những năm qua, tỉnh đã khuyến khích các hộ, nhóm hộ trồng rừng, công ty lâm nghiệp tham gia, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng rừng, doanh nghiệp thu mua mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
UBND tỉnh tổ chức họp Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025 để đánh giá kết quả thực hiện chương trình trong giai đoạn 2021 - 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính (FSC) Hàn Quốc Kim Byung-hwan cho biết chính phủ nước này vẫn giữ nguyên chính sách thắt chặt quản lý nợ hộ gia đình.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn thông báo về việc mời nhà đầu tư quan tâm thực hiện phương án hợp tác liên kết, đầu tư trồng rừng nguyên liệu tập trung.
Tỉnh Bắc Kạn đã và đang làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó nhiệm vụ trồng rừng luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, qua đó góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng và phòng, chống thiên tai.
Việc cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) mang lại nhiều lợi ích cho người dân, nâng cao giá trị gỗ rừng trồng, nâng cao được thu nhập trên đơn vị diện tích… Tuy nhiên, tại Nghệ An, quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, bất cập, tiến độ cấp chứng chỉ rừng chậm, chưa được như kỳ vọng. Thực trạng này khiến nhiều chủ rừng là cá nhân và hộ gia đình đã không mặn mà với việc tham gia chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40,08 tỷ USD, ngược lại nhập khẩu đạt 28,28 tỷ USD. Với kết quả này, ngành nông lâm ngư nghiệp xuất siêu 11,8 tỷ USD, tăng 68,4% so với cùng kỳ năm trước…
Sức mạnh của lòng dân và tinh thần đoàn kết của Nhân dân xã Trung Sơn đã góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng 8/1945 trên địa bàn xã và huyện Gio Linh. Phát huy tinh thần đó, ngày nay xã Trung Sơn đạt được nhiều kết quả trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương.
Những năm gần đây, UBND huyện Tuyên Hóa phối hợp với Hợp tác xã (HTX) Lâm nghiệp Thuận Nhiên thuộc Tập đoàn An Việt Phát tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức cấp chứng chỉ FSC cho 3.077ha rừng trồng của 1.153 hộ dân tại xã Lâm Hóa, Thanh Hóa, Thanh Thạch và Hương Hóa. Chứng chỉ FSC đã góp phần nâng cao hiệu quả của rừng, là tấm 'hộ chiếu' để các sản phẩm từ gỗ rừng trồng vươn xa.
Phát huy truyền thống cách mạng của vùng an toàn khu (ATK), các địa phương trong vùng ATK không ngừng nỗ lực trong vươn lên phát triển kinh tế - xã hội quyết tâm thay đổi diện mạo làng quê, cuộc sống người dân chuyển mình mạnh mẽ, ấm no đang về…
Theo khảo sát, phần lớn các doanh nghiệp Cần Thơ nói riêng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và một số tỉnh thành khác còn rất mơ hồ với các nội dung của CBAM (Đạo luật Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) và EUDR (Quy định nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng) .
Chương trình đào tạo nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh sẽ được diễn ra tại TP. Cần Thơ trong ngày 5/9.
Kết quả khảo sát của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thành khác còn rất mơ hồ về các quy định mới của EU như Đạo luật Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) và quy định nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng (EUDR).
Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều đám cháy, việc tìm kiếm những phương pháp huấn luyện hiệu quả và an toàn hơn cho ngành cứu hỏa là điều cấp thiết. Thực tế ảo (VR) với khả năng mô phỏng chân thực các tình huống cháy nổ đang mở ra một tương lai đầy hứa hẹn.
Có HTX sẵn sàng dành vốn của đơn vị để làm đường cho người dân đi; cũng có HTX tự đầu tư tiền ổn định dòng chảy khi mưa lũ đến để những héc ta lúa sắp thu hoạch của bà con không bị ngập trong nước… Nhờ bản chất vì cộng đồng này mà HTX nhận được sự đồng hành của chính quyền các cấp và các tổ chức phi chính phủ quốc tế.
Ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội cho biết, nhằm hỗ trợ hiệu quả các hoạt động thương mại, năm 2024 Hà Nội sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến thương mại và kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối tại nước ngoài.
Hội chợ quốc tế Đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN lần thứ 2 (VIFA ASEAN 2024) sẽ diễn ra từ ngày 27 - 30/08/2024 tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC, quận 7, TP.HCM).
Hội thảo chuyên ngành với chủ đề 'Kinh tế xanh cùng Net Zero' diễn ra vào chiều 17-8 bên lề Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ và Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN lần thứ 2 -VIFA ASEAN 2024, trong mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp ngành gỗ, nội thất, thủ công mỹ nghệ phát triển bền vững.
Thực hiện Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 23/2/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch vùng thâm canh luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2011-2020, UBND huyện Quan Sơn đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa xuống thôn, bản phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ phát triển vùng luồng thâm canh; tập huấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân phục tráng rừng luồng cho các hộ đăng ký tham gia phục tráng rừng luồng...