Nơi nuôi dưỡng những 'mầm' Xoan

PTĐT - Được thành lập từ năm 2015, đến nay, CLB hát Xoan và Dân ca xã Phượng Vĩ có 57 thành viên, trong đó 16 nam và 41 nữ tham gia luyện tập 2 buổi/tuần.

PTĐT - Được thành lập từ năm 2015, đến nay, CLB hát Xoan và Dân ca xã Phượng Vĩ có 57 thành viên, trong đó 16 nam và 41 nữ tham gia luyện tập 2 buổi/tuần. Các em đều trong tuổi cắp sách đến trường. Các cô giáo dù còn nhiều bận rộn với bao lo toan, vất vả của cuộc sống nhưng họ vẫn tâm huyết, tích cực dành thời gian mang những làn điệu Xoan mềm mại và uyển chuyển truyền dạy đến các “mầm” Xoan với mong ước cùng gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa truyền thống vùng Đất Tổ.

Hát Xoan ở nơi đây không chỉ để lưu truyền, gìn giữ giá trị văn hóa vùng Đất Tổ... mà còn giúp cho các “mầm” Xoan thể hiện niềm đam mê và phát triển năng khiếu âm nhạc.

Trước khi được tổ chức UNESSCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Hát Xoan ở Phú Thọ đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Hát Xoan không chỉ được bảo tồn, phát triển ở các phường Xoan gốc mà còn được thực hành rộng khắp, từ đồng bằng đến khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, không phân biệt dân tộc hay tôn giáo, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống vùng Đất Tổ.
Đến xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê - một trong những địa phương sớm khôi phục, duy trì và đưa Hát Xoan phát triển từng ngày, chúng tôi được hòa mình trong một buổi tập luyện của CLB hát Xoan và Dân ca. Sự nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy của các hạt nhân hát Xoan như tạo thêm động lực để các “mầm” Xoan thêm hăng say luyện tập. Tất cả đã tạo nên một không gian sôi nổi, hấp dẫn với từng làn điệu Xoan như Bỏ bộ, Trống quân đón đào, Hát ru đón đào, Bắt ốc, Bà giằng bà dí…

Hằng ngày, bên cạnh việc được giáo viên hướng dẫn từng động tác...

Em Nguyễn Hoài Nam- thành viên CLB chia sẻ: “Sau hơn 5 năm gắn bó với CLB, em thấy mình cần có trách nhiệm bảo vệ và phát huy Di sản văn hóa của ông cha. Chính vì vậy, mỗi khi có dịp, em đều giới thiệu hát Xoan đến mọi người với mong muốn ngày càng có nhiều thành viên tham gia, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa của hát Xoan”.Chị Nguyễn Thị Hương- Chủ nhiệm CLB chia sẻ: “CLB được duy trì đến ngày nay là nhờ linh mục Nguyễn Văn Hạnh. Ông không chỉ đứng ra thành lập lớp học, mời nghệ nhân về truyền dạy mà còn có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền đến các thế hệ trẻ, trong đó có chúng tôi để người dân vùng công giáo có cơ hội được tiếp cận, tham gia sinh hoạt và biểu diễn hát Xoan. Để CLB ngày càng phát triển, hàng năm, chúng tôi đều cử giáo viên đi tập huấn, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng nâng cao về nghệ thuật trình diễn hát Xoan để phục vụ cho việc truyền dạy được tốt hơn”.

...các thành viên CLB hát Xoan và Dân ca xã Phượng Vĩ còn cùng nhau luyện tập để nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn.

Trải qua nhiều năm hoạt động, CLB hát Xoan và Dân ca xã Phượng Vĩ đã khẳng định được vai trò là đội xung kích, tiên phong trong nhiều hoạt động, phong trào ở địa phương. Cùng với sự nỗ lực của các em cũng như sự dạy dỗ, dìu dắt của các giáo viên truyền dạy, tất cả thành viên trong đội đã được tiếp thêm nghị lực, sức mạnh để vươn xa tiếng hát, làn điệu múa rộng khắp toàn tỉnh. Giai đoạn 2015-2020, CLB giành được 4 giải A toàn đoàn; 6 giải A, 10 giải B, 8 giải C cá nhân tại Liên hoan văn nghệ quần chúng - Hát Xoan và dân ca Phú Thọ nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng. Bên cạnh đó, thông qua những hội thi, chương trình giao lưu nghệ thuật ca múa nhạc tại địa phương, CLB còn đạt được nhiều thành tích cao, nhận được giấy chứng nhận từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch về những nỗ lực trong việc gìn giữ và phát triển Di sản hát Xoan. Bà Nguyễn Thị Tâm- Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cẩm Khê cho biết: “Phượng Vĩ là địa phương có hơn 90% người đồng bào công giáo. Song từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, CLB hát Xoan và Dân ca xã Phượng Vĩ không chỉ là nơi giúp cho các “mầm” Xoan có điều kiện để phát triển, hiểu sâu sắc về những giá trị văn hóa của Đất Tổ mà còn là nơi lưu truyền, quảng bá Di sản hát Xoan đến với người dân và du khách thập phương thông qua các dịp lễ, Tết, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng... hàng năm”.Từ điệu múa, câu hát chốn cửa đình xưa, khúc Xoan nay đã được cả thế giới đón nhận và tôn vinh, bồi đắp xứng đáng cho sự nỗ lực gìn giữ, trao chuyền và lan tỏa của bao thế hệ các nghệ nhân và nhân dân vùng Đất Tổ. Cùng với các phường Xoan gốc, sự ra đời của những CLB hát Xoan thời gian qua có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản, góp phần đưa hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Quốc Đại

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/van-hoc-nghe-thuat/hat-xoan-phu-tho/202104/noi-nuoi-duong-nhung-mam-xoan-176459