Cần thay đổi nhận thức về bình đẳng giới

Để lồng ghép giới tốt vào các chính sách an sinh xã hội, nhân sự tham gia quy trình ngân sách cũng cần có hiểu biết đúng về bình đẳng giới và kỹ năng lồng ghép giới.

Biến Công ước thành hành động cụ thể

Cuốn sổ tay dành cho nghị sĩ về Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) nhằm giúp các nghị sĩ biến Công ước thành hành động cụ thể của nghị viện thông qua việc xây dựng luật, phân bổ ngân sách và hoạt động giám sát nghị viện đối với các hành động của chính phủ. 'Cẩm nang' này cũng chỉ ra những việc làm cụ thể mà mỗi nghị sĩ có thể đi đầu trong việc thúc đẩy quyền của phụ nữ.

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong trường học

Bình đẳng giới được hiểu là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam, bất kể nam hay nữ đều có vị trí, vai trò ngang nhau; cùng được tạo điều kiện, cơ hội để phát huy năng lực của mình trong mọi khía cạnh của đời sống và đều có quyền thụ hưởng như nhau về những thành quả đó.

Thúc đẩy quyền quốc tịch cho phụ nữ và trẻ em trong ASEAN

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, với vai trò là cơ quan đầu mối phụ trách hoạt động của Ủy ban ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC), đã phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) tổ chức 'Hội thảo khu vực về thực hiện khuyến nghị của Ủy ban Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và Ủy ban Công ước về quyền trẻ em (CRC) về quốc tịch trong ASEAN'.

Nâng cao tính khả thi các quy định phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình

Ngày 24/8, TƯ Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội nghị phản biện xã hội Dự thảo Luật phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Rà soát ngay việc hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gặp khó khăn; khẩn trương xây dựng đề án đào tạo cán bộ nữ

Phát biểu tại cuộc gặp mặt nhân Ngày Quốc tế phụ nữ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành kiểm tra ngay việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19; rà soát toàn bộ chính sách đối với phụ nữ; chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch nguồn cán bộ nữ và khẩn trương xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ…

Đảm bảo quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ tại Việt Nam

Ngày 24-9, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo tham vấn dự thảo Báo cáo 'Đảm bảo quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ tại Việt Nam'. Hội thảo nằm trong khuôn khổ của Chương trình 'Tăng cường pháp luật và tư pháp' tại Việt Nam (EU JULE) do Liên minh châu Âu tài trợ với đóng góp tài chính từ UNDP, UNICEF.

Quyền tiếp cận tư pháp cho phụ nữ ở Việt Nam còn hạn chế

Quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam về cơ bản đã phù hợp với quy định trong công ước của Liên hợp quốc, tuy nhiên thực tế triển khai thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc.