Vừa qua, ngày 16/12, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trương Sỹ Thanh đã ký văn bản, yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng hè phổ theo đúng công năng, mục tiêu đầu tư và thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu rõ: “Rà soát, tạm dừng ngay việc sử dụng hè phố làm các điểm đỗ xe ô tô, tập kết vật liệu xây dựng gây hư hỏng, lún nứt hè phố, báo cáo UBND thành phố Hà Nội kết quả thực hiện trong tháng 12 năm 2022, trong trường hợp có vi phạm cần chấm dứt ngay”.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo Đại Đoàn Kết Online, sau 3 ngày kể từ khi lệnh tạm dừng của Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiều vỉa hè của các tuyến phố Hà Nội vẫn phải “gánh” hàng trăm chiếc ô tô.
Đơn cử, như tuyến phố Huỳnh Thúc Kháng có khoảng 400 mét vỉa hè được UBND quận Ba Đình cấp phép cho Công ty TNHH Một thành viên Khai thác điểm đỗ xe. Đáng nói, sau lệnh tạm dừng bãi xe này vẫn ngang nhiên hoạt động, có thể thấy rằng đơn vị quản lý coi thường pháp luật. Phải chăng lực lượng chức năng cũng cần phải quyết liệt hơn.
Những chiếc ô tô được xếp lộn xộn chiếm hết vỉa hè dành cho người đi bộ.
Trước số 20 phố Huỳnh Thúc Kháng xe ô tô đỗ thành hai hàng.
Tại vỉa hè trước cổng Công viên Indira Gandhi (số 16B, Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội) do Công ty TNHH Thương mại Hùng Điệp được UBND quận Ba Đình cấp phép cho trông giữ xe.
Vỉa hè vừa được sửa chữa, xi măng chưa kịp khô mà hàng loạt xe ô tô đi lên.
Tương tự, tại số 83 Nguyễn Chí Thanh vỉa hè cũng vừa được thi công chưa kịp dọn những viên đá cũ bị vỡ thì nhưng viên đá mới đã phải "gánh" nhưng chiếc ô tô.
Trước tòa nhà của Tổng Công ty 319 cũng đang phải "gánh" hàng chục chiếc ô tô.
Tại tuyến đường Lê Văn Lương vỉa hè cũng đang phải cong hàng trăm chiếc ô tô mỗi ngày.
Thậm chí, ô tô được xếp thành ba hàng chiếm hết lối đi bộ dành cho người dân.
Có thể thấy rằng, vỉa hè của Hà Nội đang ngày càng bị "bức tử" vì vậy, lực lượng chức năng cần quyết liệt hơn trong việc xử lý tránh tình trạng nhờn luật.
Lê Khánh