Chấm điểm 'đầu bếp giảm mặn' tại gia thông qua thói quen nấu ăn hàng ngày

Để hướng tới thói quen ăn lành mạnh, bạn có thể bắt đầu từ việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của gia đình thông qua lựa chọn thực phẩm, nêm nếm bữa cơm hàng ngày.

Theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2015 của Bộ Y tế, hơn 90% người Việt thường xuyên ăn thừa muối (hay còn gọi là natri, có trong thực phẩm chế biến sẵn và gia vị). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng công bố trung bình người Việt trưởng thành ăn 9,4 g muối/ngày, gấp đôi so với khuyến cáo của WHO.

Việc chọn thực phẩm, chế biến, nêm nếm theo thói quen mà không cân nhắc về hàm lượng dễ dẫn đến sử dụng muối vượt ngưỡng khuyến nghị. Thử làm nhanh trắc nghiệm bên dưới về thói quen chọn thực phẩm, chế biến và nêm nếm để xem bạn có là "đầu bếp giảm mặn" đạt chuẩn hay vẫn còn là tín đồ "ăn mãi mặn".

1. Khi lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn bạn quan tâm thông tin nào nhất?

A. Hạn sử dụng.

B. Nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm được kiểm định.

C. Ngoài các chỉ số cơ bản về hạn dùng, thành phần thì quan tâm cách chế biến và lượng muối/đường/chất béo có trong sản phẩm.

2. Đâu là thói quen lựa chọn thực phẩm của bạn?

A. Thường xuyên chọn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn muối chua, nước có gas.

B. Ưu tiên các loại thịt tươi sống, thịt đỏ, và các phần thịt nhiều chất béo.

C. Chọn thực phẩm đa dạng, đảm bảo tỷ lệ tinh bột/chất đạm/béo/xơ và vi chất đầy đủ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

3. Bạn có thường chuẩn bị thực đơn hay đề ra kế hoạch mua thực phẩm?

A. Không bao giờ lên thực đơn, đến chợ hoặc siêu thị xem có gì mua đó.

B. Lên cơ bản thực đơn các món ăn và mua theo số lượng nhân khẩu trong gia đình.

C. Cân nhắc kỹ và lên kế hoạch về dinh dưỡng của từng bữa ăn, đảm bảo không tiêu thụ quá nhiều muối/đường/chất béo... Ưu tiên bổ sung nhiều rau củ và đi chợ đúng theo danh sách đã tạo.

Cách chế biến thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia đình bạn. Ảnh: Unsplash.

Cách chế biến thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia đình bạn. Ảnh: Unsplash.

4. Đâu là cách chế biến món ăn mà bạn thường xuyên lựa chọn?

A. Chiên, xào, rán, nướng, nấu ở nhiệt độ cao với nhiều dầu mỡ.

B. Kho, rim, hầm.

C. Tùy theo loại thực phẩm mà sẽ có cách chế biến phù hợp, thường ưu tiên luộc, hấp.

5. Bạn là người nêm nếm thức ăn thế nào?

A. Nêm theo thói quen ăn uống của gia đình, không chú trọng liều lượng.

B. Nêm nếm thực phẩm theo công thức nhưng không cần tính tổng lượng muối/đường tiêu thụ mà chỉ đảm bảo món ăn ngon, vừa miệng.

C. Chú trọng đến cách nêm nếm, từng loại gia vị dùng để ướp, không nêm nếm quá mặn, tính toán lượng muối có trong gia vị để đảm bảo món ăn cân bằng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách tính điểm:

Chọn cách xử trí A: Bạn có 1 điểm.

Chọn cách xử trí B: Bạn có 2 điểm.

Chọn cách xử trí C: Bạn có 3 điểm.

Nếu có từ 5-8 điểm, bạn là người có thói quen lựa chọn thực phẩm, nấu nướng và ăn uống chưa lành mạnh, không chú trọng đến thành phần, cũng như có xu hướng ăn mặn. Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng natri cao cũng như nêm nếm mặn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim...

Thói quen ăn mặn gây nên nhiều hệ lụy sức khỏe. Ảnh: Unsplash.

Thói quen ăn mặn gây nên nhiều hệ lụy sức khỏe. Ảnh: Unsplash.

Nếu có từ 9-12 điểm, bạn có thiên hướng cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm, chế biến thức ăn. Tuy nhiên, bạn vẫn còn những thói quen chưa đúng về khẩu vị, cách nấu. Nếu duy trì thói quen ăn mặn, tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn trong thời gian dài, bạn có thể đối mặt nguy cơ mắc các bệnh lý huyết áp, tim mạch, thận...

Đọc thêm

Ăn mặn dễ bị cao huyết áp

Nếu có từ 13-15 điểm, bạn là người có thói quen chọn thực phẩm, ăn uống lành mạnh. Thay vì chiều chuộng khẩu vị và sở thích, bạn thường chú trọng việc bảo vệ sức khỏe qua chế độ dinh dưỡng. Bạn có nhiều kiến thức về chế biến thực phẩm, không lạm dụng đồ ăn chiên, nướng, đồng thời có xu hướng ăn giảm mặn.

Thực tế, Bộ Y tế khuyến cáo cần ưu tiên giảm mặn và thực hiện giảm lượng muối tiêu thụ một cách có lộ trình. Bạn nên tập thói quen tiêu thụ ít dần thực phẩm có hàm lượng natri cao theo 3 nguyên tắc: Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn.

Để kiểm soát lượng muối tiêu thụ, các chuyên gia khuyến khích nên chọn các gia vị có bảng thành phần, đầy đủ thông tin về hàm lượng muối trong sản phẩm. Đơn cử như hạt nêm Knorr Thịt thăn, Xương ống và Tủy chứa 46% muối và 0,218 gram natri trên mỗi gram sản phẩm, kết hợp với chiết xuất từ thịt thăn xương ống, là khởi đầu cho hành trình ăn giảm mặn của gia đình, đồng thời giúp món ăn hài hòa, tròn vị. Bạn có thể nêm nếm theo hướng dẫn ở mặt sau bao bì để dễ dàng kiểm soát được lượng muối tiêu thụ.

Hạt nêm Knorr với 46% muối là một trong những lựa chọn phù hợp để gia đình bạn tập thói quen ăn giảm mặn.

Hạt nêm Knorr với 46% muối là một trong những lựa chọn phù hợp để gia đình bạn tập thói quen ăn giảm mặn.

Bạn cũng có thể tham khảo cách nấu ăn trên mini-app Knorr - nơi tổng hợp nhiều công thức món ngon, tốt cho sức khỏe, được tính toán hàm lượng natri hợp lý để kiểm soát mỗi ngày theo khuyến nghị của Bộ Y Tế. Một chế độ ăn uống hợp lý, giảm mặn sẽ giúp gia đình bạn nâng cao sức khỏe, bảo vệ cả nhà khỏi nguy cơ bệnh tật.

Nguồn NLĐ: https://thitruong.nld.com.vn//thi-truong/cham-diem-dau-bep-giam-man-tai-gia-thong-qua-thoi-quen-nau-an-hang-ngay-20230921154606467.htm