Cận cảnh 'Thiên hạ đệ nhất hùng quan' sau 1 năm trùng tu

Hải Vân Quan là công trình kiến trúc độc đáo, một trong những cửa ải quan trọng của Việt Nam. Sau 1 năm trùng tu hình hài về 'Thiên hạ đệ nhất hùng quan' đang dần được tái hiện.

Hải Vân Quan được xây dựng trên đỉnh đèo Hải Vân ở độ cao 490m so với mực nước biển, nơi tiếp giáp địa giới TP Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đang được tu bổ, tôn tạo và phục dựng về nguyên bản. (Ảnh: Tiền Phong).

Hải Vân Quan được xây dựng trên đỉnh đèo Hải Vân ở độ cao 490m so với mực nước biển, nơi tiếp giáp địa giới TP Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đang được tu bổ, tôn tạo và phục dựng về nguyên bản. (Ảnh: Tiền Phong).

Hải Vân Quan được ví là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan", công trình kiến trúc độc đáo này là một trong những cửa ải quan trọng của Việt Nam, công trình được hoàn thành vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826). (Ảnh: Zing).

Hải Vân Quan được ví là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan", công trình kiến trúc độc đáo này là một trong những cửa ải quan trọng của Việt Nam, công trình được hoàn thành vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826). (Ảnh: Zing).

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh và thiên tai khắc nghiệt làm cho di tích quốc gia này này xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Petrotimes).

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh và thiên tai khắc nghiệt làm cho di tích quốc gia này này xuống cấp nghiêm trọng. (Ảnh: Petrotimes).

Tháng 12/2021, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng khởi công trùng tu, phục hồi gần nguyên trạng thành lũy phòng thủ thời Nguyễn. (Ảnh: Petrotimes).

Tháng 12/2021, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng khởi công trùng tu, phục hồi gần nguyên trạng thành lũy phòng thủ thời Nguyễn. (Ảnh: Petrotimes).

Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan có tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ đồng do TP Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế cùng góp vốn với tỷ lệ 50:50. Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế và Sở VHTT TP Đà Nẵng cùng phối hợp làm chủ đầu tư. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào tháng 6/2023. (Ảnh: Zing).

Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan có tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ đồng do TP Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế cùng góp vốn với tỷ lệ 50:50. Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế và Sở VHTT TP Đà Nẵng cùng phối hợp làm chủ đầu tư. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào tháng 6/2023. (Ảnh: Zing).

Theo đề án trùng tu, hệ thống cửa Hải Vân quan sẽ tu bổ theo các dấu tích nguyên gốc triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng năm 1826; thay thế nền cổng lát đá Thanh, hệ thống cối, cổng đá Thanh, tường phía trên xây gạch vồ... (Ảnh: Tiền Phong).

Theo đề án trùng tu, hệ thống cửa Hải Vân quan sẽ tu bổ theo các dấu tích nguyên gốc triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng năm 1826; thay thế nền cổng lát đá Thanh, hệ thống cối, cổng đá Thanh, tường phía trên xây gạch vồ... (Ảnh: Tiền Phong).

Một số lô cốt thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ được giữ lại với mục đích kết nối lịch sử giữa các thời kỳ chiến tranh. (Ảnh: Zing).

Một số lô cốt thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ được giữ lại với mục đích kết nối lịch sử giữa các thời kỳ chiến tranh. (Ảnh: Zing).

Cổng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” được trùng tu bằng việc hạ giải phần gạch phía trên. (Ảnh: Zing).

Cổng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” được trùng tu bằng việc hạ giải phần gạch phía trên. (Ảnh: Zing).

Tấm bia cổ ở cổng được để nguyên. (Ảnh: Tiền Phong).

Tấm bia cổ ở cổng được để nguyên. (Ảnh: Tiền Phong).

Các kỹ sư và công nhân cho biết đây di tích quốc gia gắn liền với lịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc nên việc trùng tu phải tuân thủ nghiêm ngặt về kiến trúc, kết cấu để công trình không bị "hiện đại hóa". (Ảnh: Petrotimes).

Các kỹ sư và công nhân cho biết đây di tích quốc gia gắn liền với lịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc nên việc trùng tu phải tuân thủ nghiêm ngặt về kiến trúc, kết cấu để công trình không bị "hiện đại hóa". (Ảnh: Petrotimes).

Hệ thống cửa Hải Vân được giữ nguyên. Cửa sẽ được phục hồi bằng việc tháo dỡ phần gạch xây mới phía trên, thay bằng gạch vồ, làm tường bằng đá phía dưới. (Ảnh: Zing).

Hệ thống cửa Hải Vân được giữ nguyên. Cửa sẽ được phục hồi bằng việc tháo dỡ phần gạch xây mới phía trên, thay bằng gạch vồ, làm tường bằng đá phía dưới. (Ảnh: Zing).

Hệ thống nhà Trú Sở và nhà Vũ Khố 3 gian đang được phục hồi theo dấu tích khảo cổ và ảnh tư liệu. Đơn vị thi công đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ để kịp đưa di tích vào khai thác, phát huy giá trị theo đúng dự kiến vào giữa năm 2023. (Ảnh: Zing).

Hệ thống nhà Trú Sở và nhà Vũ Khố 3 gian đang được phục hồi theo dấu tích khảo cổ và ảnh tư liệu. Đơn vị thi công đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ để kịp đưa di tích vào khai thác, phát huy giá trị theo đúng dự kiến vào giữa năm 2023. (Ảnh: Zing).

Sau 1 năm, hình hài về "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" đang dần được tái hiện. (Ảnh: Zing).

Sau 1 năm, hình hài về "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" đang dần được tái hiện. (Ảnh: Zing).

Khánh Hoài (T/H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/can-canh-thien-ha-de-nhat-hung-quan-sau-1-nam-trung-tu-1783417.html