5 món đồ độc hại, có 'sale sập sàn' bạn cũng chớ dại rước về

Khi đi mua sắm bạn sẽ thấy có nhiều mặt hàng được giảm giá, khuyến mãi nhưng không phải mặt hàng nào bạn cũng nên rước về nhà.

Đồ độc hại 1: Miếng bọt biển rửa bát kém chất lượng

Miếng bọt biển rửa chén vô cùng quen thuộc với hầu hết các gia đình. Các bà nội trợ thường ưa thích sử dụng bọt biển để lau rửa bát đĩa, nồi, chảo vì khả năng làm sạch tốt giúp nhanh chóng loại bỏ các vết bẩn cứng đầu. Tuy nhiên, nguyên liệu chính của sản phẩm này là nhựa melamine formaldehyde với hàm lượng cao. Nếu lạm dùng nó để vệ sinh bát ăn trong thời gian dài và sử dụng sản phẩm kém chất lượng có thể gây ra tác hại lớn cho cơ thể con người như các bệnh mãn tính về hô hấp, rối loạn kinh nguyệt... nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến ung thư.

Miếng bọt biển rửa chén vô cùng quen thuộc với hầu hết các gia đình. Các bà nội trợ thường ưa thích sử dụng bọt biển để lau rửa bát đĩa, nồi, chảo vì khả năng làm sạch tốt giúp nhanh chóng loại bỏ các vết bẩn cứng đầu. Tuy nhiên, nguyên liệu chính của sản phẩm này là nhựa melamine formaldehyde với hàm lượng cao. Nếu lạm dùng nó để vệ sinh bát ăn trong thời gian dài và sử dụng sản phẩm kém chất lượng có thể gây ra tác hại lớn cho cơ thể con người như các bệnh mãn tính về hô hấp, rối loạn kinh nguyệt... nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến ung thư.

Đồ độc hại 2: Đũa hợp kim giá rẻ

Đũa tre thường dễ bị mốc hơn các loại đũa thông thường, đặc biệt là với khí hậu ở Việt Nam nên mọi người ưu tiên mua "đũa hợp kim" để giải quyết vấn đề này. Nhưng "đũa hợp kim" có thật sự làm bằng kim loại như nhiều người lầm tưởng? Câu trả lời là không! Loại đũa này không chứa bất kỳ thành phần kim loại nào mà là một loại nhựa đặc biệt được tổng hợp từ PPS và sợi thủy tinh. Có cấu tạo từ sợi thủy tinh nên đũa rất dễ gẫy và rơi vụn. Những mảnh vụn nhỏ này nếu vô tình con người tiếp xúc, thậm chí là ăn phải sẽ cực kì hại sức khỏe. Ngoài ra, nhựa PPS có giá thành rất cao nên nhiều cơ sở sản xuất loại đũa này "trộn" hàng "fake" là PET kém chất lượng, rẻ tiền để thay thế. Nếu mua đũa hợp kim giá rẻ, bạn rất có thể chính là nạn nhân của hàng "fake" đó!

Đũa tre thường dễ bị mốc hơn các loại đũa thông thường, đặc biệt là với khí hậu ở Việt Nam nên mọi người ưu tiên mua "đũa hợp kim" để giải quyết vấn đề này. Nhưng "đũa hợp kim" có thật sự làm bằng kim loại như nhiều người lầm tưởng? Câu trả lời là không! Loại đũa này không chứa bất kỳ thành phần kim loại nào mà là một loại nhựa đặc biệt được tổng hợp từ PPS và sợi thủy tinh. Có cấu tạo từ sợi thủy tinh nên đũa rất dễ gẫy và rơi vụn. Những mảnh vụn nhỏ này nếu vô tình con người tiếp xúc, thậm chí là ăn phải sẽ cực kì hại sức khỏe. Ngoài ra, nhựa PPS có giá thành rất cao nên nhiều cơ sở sản xuất loại đũa này "trộn" hàng "fake" là PET kém chất lượng, rẻ tiền để thay thế. Nếu mua đũa hợp kim giá rẻ, bạn rất có thể chính là nạn nhân của hàng "fake" đó!

Đồ độc hại 3: Nồi, chảo chống dính kém chất lượng

Trên chảo chống dính có lớp Teflon. Chảo khi đun nấu lâu ở nhiệt độ cao đến độ sôi của dầu mỡ, sẽ khiến cho lớp Teflon tự phân hủy và giải phóng ra chất độc axit perflurooctanoic có khả năng gây ung thư và sảy thai. Mặt khác, các loại chảo chống dính có chất lượng kém tràn lan trên thị trường còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc hơn. Tốt nhất nếu không đủ khả năng dùng loại nồi chảo chống dính tốt hoặc thay thế thường xuyên thì bạn nên sử dụng các loại xoong, chảo truyền thống bằng gang.

Trên chảo chống dính có lớp Teflon. Chảo khi đun nấu lâu ở nhiệt độ cao đến độ sôi của dầu mỡ, sẽ khiến cho lớp Teflon tự phân hủy và giải phóng ra chất độc axit perflurooctanoic có khả năng gây ung thư và sảy thai. Mặt khác, các loại chảo chống dính có chất lượng kém tràn lan trên thị trường còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc hơn. Tốt nhất nếu không đủ khả năng dùng loại nồi chảo chống dính tốt hoặc thay thế thường xuyên thì bạn nên sử dụng các loại xoong, chảo truyền thống bằng gang.

Đồ độc hại 4: Khăn lau bếp

Khăn lau ở môi trường bếp ẩm ướt sẽ nhanh chóng trở thành ổ của vi khuẩn, từ đó các mầm bệnh gây hại phát sinh. Trong quá trình nấu ăn, lau dọn chắc chắn bạn sẽ phải ít nhiều sử dụng đến chúng. Vì thế tránh để vi khuẩn, chất bẩn tích tụ gây hạn, bạn nên thay khăn lau bếp mỗi tháng một lần.

Khăn lau ở môi trường bếp ẩm ướt sẽ nhanh chóng trở thành ổ của vi khuẩn, từ đó các mầm bệnh gây hại phát sinh. Trong quá trình nấu ăn, lau dọn chắc chắn bạn sẽ phải ít nhiều sử dụng đến chúng. Vì thế tránh để vi khuẩn, chất bẩn tích tụ gây hạn, bạn nên thay khăn lau bếp mỗi tháng một lần.

Đồ độc hại 5: Nồi nhôm

Những chiếc nồi nhôm có ưu thế là dẫn nhiệt tốt và giá thành rẻ, được rất nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sử dụng nồi nhôm có thể gây hại vì khi nấu sẽ sinh ra muối nhôm lâu ngày gây độc cho cơ thể người. Một khi cơ thể bị nhiễm nhôm cao sẽ gây giảm hồng cầu trong máu, làm mất canxi và photpho trong xương nên tốt nhất chúng ta không nên lạm dụng dùng nồi nhôm nấu ăn trong khoảng thời gian dài.

Những chiếc nồi nhôm có ưu thế là dẫn nhiệt tốt và giá thành rẻ, được rất nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sử dụng nồi nhôm có thể gây hại vì khi nấu sẽ sinh ra muối nhôm lâu ngày gây độc cho cơ thể người. Một khi cơ thể bị nhiễm nhôm cao sẽ gây giảm hồng cầu trong máu, làm mất canxi và photpho trong xương nên tốt nhất chúng ta không nên lạm dụng dùng nồi nhôm nấu ăn trong khoảng thời gian dài.

Phương Nghi (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/5-mon-do-doc-hai-co-sale-sap-san-ban-cung-cho-dai-ruoc-ve-172240526203349467.htm