3 điều cần lưu ý với người bệnh mỡ máu cao

Mỡ máu cao là trường hợp nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng, rối loạn lipid máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu không được điều trị sẽ là nguyên nhân của nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm.

1. Lý do gây ra mỡ máu cao

Bệnh mỡ máu cao còn được gọi là bệnh rối loạn mỡ máu hoặc máu nhiễm mỡ. Đặc trưng của bệnh mỡ máu cao là thành phần mỡ có hại trong máu tăng cao, đồng thời làm giảm đi lượng mỡ bảo vệ cơ thể.

Các triệu chứng của bệnh mỡ máu không được thể hiện rõ ngay từ đầu, do đó khá khó nhận biết sớm rối loạn mỡ máu để phòng tránh kịp thời. Theo thời gian lâu dài, LDL-cholesterol dư thừa có xu hướng bám vào thành động mạch, hình thành mảng bám dày và thu hẹp lòng mạch, làm giảm lượng máu chảy đến não, tim, chân, tay,...

Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thực phẩm giàu calo, chất béo bão hòa hoặc cholesterol có thể làm tăng mỡ máu.

Ít vận động: Sự thiếu hụt hoạt động thể chất, lối sống ít vận động đã được liên kết với mỡ máu cao.

Bệnh lý khác: Các bệnh như tiểu đường, béo phì, bệnh thận và bệnh gan cũng có thể là nguyên nhân của mỡ máu cao.

Di truyền: Yếu tố di truyền có thể làm tăng khả năng mắc phải mỡ máu cao. Nếu có người thân trong gia đình có tiền sử bệnh, nguy cơ bị bệnh tăng lên.

2. Người bị mỡ máu cao nên làm gì?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh mỡ máu cao là chế độ ăn uống không hợp lý. Do đó, đối với người mắc bệnh mỡ máu cao thì bữa sáng là bữa vô cùng quan trọng vì sẽ cung cấp năng lượng cho hoạt động của cả ngày dài.

LDL-cholesterol dư thừa có xu hướng bám vào thành động mạch, hình thành mảng bám dày và thu hẹp lòng mạch, làm giảm lượng máu chảy đến não, tim, chân, tay,...

LDL-cholesterol dư thừa có xu hướng bám vào thành động mạch, hình thành mảng bám dày và thu hẹp lòng mạch, làm giảm lượng máu chảy đến não, tim, chân, tay,...

Bữa sáng cho người mỡ máu cao cần lưu ý về thực đơn dinh dưỡng như sau:

- Bữa sáng người bệnh mỡ máu cao có thể ăn bột yến mạch hoặc bánh mì ngũ cốc nguyên cám để bổ sung lượng lớn chất xơ, hỗ trợ cơ thể no lâu. Để bớt nhàm chán và tăng khẩu vị khi thưởng thức, có thể ăn kèm với bơ hoặc phô mai ít béo hay bất kì loại trái cây nào bạn muốn.

- Bột yến mạch làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể bởi thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ hòa tan. Để tăng hiệu quả khi ăn bột yến mạch vào buổi sáng, bạn nên ăn kèm với ít trái cây tươi, quế, các loại trà giảm mỡ máu hoặc các loại hạt mà bạn yêu thích.

- Có thể ăn sáng với trứng là sự lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân có hàm lượng cholesterol cao. Tuy nhiên, khi bổ sung trứng cho người mỡ máu cao nên chọn ăn lòng trắng thay vì cả quả và chỉ nên ăn từ 1 đến 2 quả mỗi ngày.

- Bữa sáng người bệnh mỡ máu cao có thể lựa chọn quả bơ bởi chúng chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, có thể giúp tăng mức cholesterol HDL (có lợi). Hãy thử bắt đầu ngày mới với chất béo lành mạnh trong quả bơ, vừa giúp bạn no lâu vừa hạn chế cảm giác thèm ăn.

- Sinh tố là loại thức uống cung cấp cho bạn rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể kết hợp sinh tố với sữa chua, trái cây, rau chân vịt hoặc hạt chia để bổ sung thêm chất xơ và protein cho cơ thể.

3. Người bị mỡ máu cao nên kiêng gì?

Để điều trị mỡ máu cao, người bệnh nên tránh một số loại thực phẩm không tốt như:

- Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao như thịt đỏ, nội tạng động vật, thịt mỡ, lòng đỏ trứng gà. Khi bạn tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh mỡ trong máu tăng cao hoặc khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Chất béo no thực chất là axit bão hòa làm tăng hàm lượng cholesterol xấu, gây mỡ máu. Chất béo no thường xuất hiện nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều đạm, chế phẩm từ sữa, dầu mỡ động vật, đồ ngọt,...

- Hạn chế ăn đồ ngọt vừa giúp hạn chế lượng triglyceride trong máu, vừa giảm nguy cơ béo phì và có khả năng ngăn ngừa một số bệnh lý như tim mạch, tiểu đường,... Do đó, giảm đồ ngọt có thể xem là biện pháp điều trị mỡ máu cao hiệu quả và đơn giản.

Cần cắt giảm đồ ăn có chứa nhiều muối như thịt hun khói, thực phẩm đóng hộp...

Cần cắt giảm đồ ăn có chứa nhiều muối như thịt hun khói, thực phẩm đóng hộp...

- Không chỉ hạn chế đồ ngọt mà bạn cũng cần cắt giảm đồ ăn có chứa nhiều muối như thịt hun khói, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm ngâm muối nhằm kiểm soát bệnh mỡ máu.

- Các loại chất kích thích, đồ uống có cồn là một trong những nguyên nhân khiến máu nhiễm mỡ và làm gia tăng cholesterol, triglyceride trong máu, khiến mỡ máu tăng cao. Bên cạnh đó, tiêu thụ các loại thực phẩm này còn gây ra nhiều biến chứng như đột quỵ, xơ vữa động mạch, ảnh hưởng gan,...

- Ngoài đồ uống có cồn, thuốc lá cũng gây giảm nồng độ lipoprotein (một hợp chất có tác dụng bảo vệ tim mạch), tạo môi trường phá hủy cholesterol trong dòng máu, làm tăng LDL-C, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.

BSCKI Nguyễn Thị Ngọc

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/3-dieu-can-luu-y-voi-nguoi-benh-mo-mau-cao-169240520152112467.htm