Vị vua nào tử vong bởi mũi tên bắn lén năm 27 tuổi?

Vị vua này qua đời trên chiến trường năm 27 tuổi nhưng ít được sử sách nhắc tới.

1. Vị vua nào chết bởi mũi tên bắn lén, qua đời năm 27 tuổi?

Đinh Tiên Hoàng
Đinh Phế Đế
Lý Thần Tông
Lý Anh Tông

Chính xác

Đinh Phế Đế (974 – 1001) hay Đinh Toàn là con trai thứ của vua Đinh Tiên Hoàng. Năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng cùng con trai cả Đinh Liễn bị gian thần Đỗ Thích giết hại, vì vậy Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi.

Vua trị vì được 8 tháng thì Thái hậu Dương Vân Nga nhường ngôi cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, lập ra nhà Tiền Lên. Đinh Toàn từ đó làm Vệ vương trong kinh thành Hoa Lư suốt 20 năm. Năm 27 tuổi, ông qua đời khi dẫn quân đánh dẹp phản loạn theo lệnh vua.

2. Ông phải nhường ngôi cho Lê Hoàn trong bối cảnh nào?

Nhà Tống xâm lược
Chiêm Thành xâm phạm bờ cõi
Loạn 12 sứ quân
Lê Hoàn dấy binh

Chính xác

Sau khi Đinh Toàn lên ngôi, nhà Tống thấy Đại Cồ Việt có vua nhỏ nên toan tính xâm lược. Trước tình thế nguy cấp, Thái hậu Dương Vân Nga quyết định nhường ngôi vua của Đinh Phế Đế cho Lê Hoàn, nhà Tiền Lê thành lập từ đó.

Các tướng nhà Đinh gồm Đinh Điền và Nguyễn Bặc không phục, cất quân tiến đánh Lê Hoàn nhưng bị dẹp tan. Phò mã nhà Đinh là Ngô Nhật Khánh bỏ trốn về phía Nam, cùng vua Chiêm Thành mang hơn nghìn chiến thuyền định tấn công kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết.

Vua Lê Đại Hành nhanh chóng củng cổ quyến lực, vỗ yên lòng dân. Năm 981, vua đại phá quân Tống trên sông Bạch Đằng, buộc nhà Tống phải công nhận nhà Tiền Lê và sự độc lập của Đại Cồ Việt.

3. Vua Đinh Toàn qua đời ở đâu?

Cao Bằng
Thăng Long
Chiêm Thành
Thanh Hóa

Chính xác

Năm Tân Sửu 1001, Đinh Phế Đế Đinh Toàn cùng vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn) đi dẹp loạn ở Cửu Long, thuộc vùng Cầm Thủy, Thanh Hóa. Trong chiến trận ác liệt, Đinh Toàn trúng tên qua đời ở tuổi 27.

Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép: “Nhà vua (Lê Hoàn) đi đánh Cửu Long, Vệ vương Đinh Toàn theo đi. Quân giặc thấy nhà vua nên giương cung bắn, mũi tên rơi xuống, chúng lại bắn tiếp nhưng dây cung đứt, giặc sợ hãi rút lũi. Nhà vua đi thuyền ven sông đuổi theo. Giặc bất ngờ ở hai bên bờ đánh khép lại, khiến quan quân bị vây hãm. Vệ vương Toàn trúng phải mũi tên bay, mất tại trận”.

4. Sau khi lên ngôi, vua Lê Đại Hành lấy tên nước là gì?

Đại Cồ Việt
Đại Việt
Đại Ngu
Đại Nam

Chính xác

Vua Lê Đại Hành vẫn dùng tên nước Đại Cồ Việt từ thời nhà Đinh. Nhà Lý sau đó đổi tên thành Đại Việt và tiếp tục được nhà Trần sử dụng. Đến thời nhà Hồ, Việt Nam có tên Đại Ngu trong 7 năm. Tên Đại Việt chỉ được dùng lại khi Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh và khôi phục nền độc lập cho đất nước.

5. Nhà Đinh trải qua bao nhiêu đời vua?

2
3
4
5

Chính xác

Nhà Đinh là triều đại quân chủ phong kiến bắt đầu từ năm 968 khi Đinh Tinh Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân và kết thúc năm 980 khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn, tổng cộng chỉ trải qua hai thế hệ.

Tuy ngắn ngủi, nhưng triều đại nhà Đinh đã mở ra thời kỳ độc lập tự chủ, nước Việt Nam có chế độ đứng đầu bởi một Hoàng đế. Việc xứng đế hiệu Đại Thắng Minh Hoàng đế của Đinh Tiên Hoàng mang ý thức về sự tự tôn dân tộc, hàm ý không thua kém các Hoàng đế Trung Hoa.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vi-vua-nao-tu-vong-boi-mui-ten-ban-len-nam-27-tuoi-2284549.html