Thị trường tài chính 24h: Kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ giảm thêm
VN-Index tăng nhẹ; Hết cảnh 'nghẽn' tín dụng giữa năm; Ngân hàng rầm rộ phát hành trái phiếu; Cơ hội trong môi trường lãi suất thấp; Sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt mức cao kỷ lục…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 10/1 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 71,50 – 74,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 2 USD lên 2.030 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và lên 2.035 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,45 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.928 đồng/USD, giảm 3 đồng so với hôm qua.. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.215 – 24.555 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua hồi giảm về 46.900 USD thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giảm và lùi về 45.600 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,45 USD (-0,62%), xuống 71,79 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,44 USD (-0,57%), xuống 77,15 USD/thùng.
VN-Index hồi phục nhẹ
Thị trường nhanh chóng khởi sắc trở lại và đà tăng có phần tốt hơn nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng giúp VN-Index chạm 1.165 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán dần gia tăng đã khiến VN-Index thoái lui và giằng co nhẹ quanh tham chiếu ở nửa sau của phiên và đóng cửa tăng nhẹ.
VN-Index kết phiên tăng khiêm tốn trong bối cảnh bảng điện tử chìm trong sắc đỏ. Thị trường trong trạng thái xanh vỏ đỏ lòng. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư đang khá hứng khởi với con sóng bank trở lại và kỳ vọng xu hướng tăng của thị trường vẫn sẽ tiếp diễn.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 10,97 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 319,45 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 10/11: VN-Index tăng 2,95 điểm (+0,25%), lên 1.161,54 điểm; HNX-Index giảm 1,09 điểm (-0,47%), xuống 231,41 điểm; UpCoM-Index giảm 0,58 điểm (-0,66%), xuống 87,15 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones của chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Ba (9/1), khi thời điểm và quy mô của đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed trở nên mù mờ.
Những người tham gia thị trường nhận thấy 61% khả năng Fed có thể cắt giảm lãi suất 0,25% cơ bản vào tháng 3, giảm mạnh từ mức gần 85% trong những tuần cuối cùng của năm 2023, sau những tín hiệu trái chiều từ các nhà hoạch định chính sách về thời điểm cắt giảm lãi suất.
Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic hôm thứ Hai đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ chính sách tiền tệ chặt chẽ, trong khi Thống đốc Fed Michelle Bowman từ bỏ quan điểm diều hâu của mình và báo hiệu sẵn sàng hỗ trợ cắt giảm lãi suất khi lạm phát giảm tốc.
Kết thúc phiên 9/1: Chỉ số Dow Jones giảm 157,85 điểm (-0,42%), xuống 37.525,16 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,04 điểm (-0,15%), xuống 4.756,50 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 13,94 điểm (+0,09%), lên 14.857,71 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng vọt và lên mức cao nhất trong 34 năm khi cổ phiếu công nghệ tiếp tục nhích lên, trong khi đồng yên yếu đi cũng đã thúc đẩy cổ phiếu các nhà xuất khẩu.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,01% lên 34.441,72 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 2/1990. Chỉ số này đã vượt qua mức 34.000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 3/1990.
Chỉ số Topix tăng 1,3% lên 2.444,48 điểm, cũng là mức cao nhất kể từ tháng 3/1990.
"Chỉ số Nikkei 225 đã tăng lên mức tâm lý 34.000 điểm và điều đó đã thúc đẩy các nhà đầu tư mua thêm cổ phiếu", Masahiro Ichikawa, chiến lược gia thị trường trưởng tại Sumitomo Mitsui DS Asset Management cho biết.
Đồng yên Nhật suy yếu so với đồng USD trước dữ liệu CPI và PPI của Mỹ vào cuối tuần này đã góp phần đưa cổ phiếu các nhà xuất khẩu tăng tích cực.
Trong khi đó, các cổ phiếu liên quan đến chip, công nghệ tiếp tục tăng với Tokyo Electron tăng 1,91%, Sony Group tăng 3,82%, Keyence tăng 4,86%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2019, khi mối lo ngại về các gói kích thích không đủ mạnh để vực dậy thị trường.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,54% xuống 2.887,70 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,47% xuống 3.277,13 điểm.
Jason Lui, Trưởng bộ phận chiến lược phái sinh cổ phiếu APAC tại BNP Paribas, nhận thấy đà tăng của chứng khoán Trung Quốc vào năm 2024 phần lớn sẽ dựa vào hiệu quả của các chính sách và việc khả năng thực thi.
Ông nói thêm rằng sự khởi đầu yếu kém của chứng khoán trong năm nay là do thị trường không thấy "bất kỳ thông báo chính sách mới nào đủ lớn”.
Dong Chen, chiến lược gia trưởng châu Á tại Pictet Wealth Ban quản lý, cho biết rằng công ty mong đợi một mức độ vừa phải sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2024. "Lĩnh vực bất động sản có thể sẽ vẫn là một lực cản tăng trưởng", ông nói.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, ghi nhận chuỗi giảm bảy ngày liên tiếp, do sự thiếu vắng chất xúc tác để giữ nhà đầu tư ở lại với thị trường.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,57% xuống 16.097,28 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,52% xuống 5.421,23 điểm.
Nhóm cổ phiếu của những gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại Hồng Kông giảm 0,8%, kéo dài mức giảm sang phiên thứ tư liên tiếp.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm phiên thứ sáu liên tiếp, khi các cổ phiếu lớn về pin đã đè nặng lên chỉ số chính.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 19,26 điểm, tương đương 0,75% xuống 2.541,98 điểm.
Các nhà sản xuất pin Hàn Quốc suy yếu, theo dõi một Sự sụt giảm đêm qua của gã khổng lồ xe điện Tesla của Mỹ, với LG Energy Solution giảm 2,16%, Samsung SDI giảm 3,47% và SK Innovation giảm 1,9%.
Kết thúc phiên 10/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 678,54 điểm (+2,01%), lên 34.441,72 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 15,55 điểm (-0,54%), xuống 2.877,70 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 92,74 điểm (-0,57%), xuống 16.097,28 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 19,26 điểm (-0,75%), xuống 2.541,98 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Hết cảnh “nghẽn” tín dụng giữa năm
Việc Ngân hàng Nhà nước giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng một lần sẽ giúp hoạt động cho vay của ngân hàng cũng như tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp “mượt mà” hơn trước..>> Chi tiết
- Ngân hàng rầm rộ phát hành trái phiếu
Riêng tháng 12/2023, trong số 55 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì có tới 44 đợt phát hành của các ngân hàng thương mại. Tính chung cả năm 2023, lượng trái phiếu ngân hàng phát hành chiếm 56,5% tổng giá trị phát hành TPDN toàn thị trường..>> Chi tiết
- Cơ hội trong môi trường lãi suất thấp
Lãi suất huy động đã về đáy, kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ giảm thêm khi lượng tiền gửi lãi suất cao giai đoạn đầu năm 2023 đáo hạn và quay vòng tiếp vào hệ thống, giúp các ngân hàng giảm chi phí vốn, từ đó hạ lãi suất cho vay xuống mức thấp để hấp dẫn các doanh nghiệp vay mới, phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh..>> Chi tiết
- Sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt mức cao kỷ lục
Theo Báo cáo triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) do Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA) công bố ngày 9/1, sản lượng dầu thô của nước này sẽ đạt mức cao kỷ lục trong 2 năm tới, song tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại do sự sụt giảm hoạt động của các giàn khoan..>> Chi tiết