TẠO ĐỘT PHÁ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI

Mới đây, tại hội thảo 'Góp ý Dự thảo Luật Đường bộ' do Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức, nhiều ý kiến chuyên gia bày tỏ tán thành việc tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thành 2 luật: Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và luật Đường bộ. Đồng thời, kỳ vọng ban hành luật mới sẽ tạo nên các bước đột phá trong việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.

Hạ tầng giao thông đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội

Luật Giao thông đường bộ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét tách thành hai luật gồm Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập về phạm vi điều chỉnh của Luật giao thông đường bộ năm 2008 và nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ; vận tải đường bộ; tăng cường quản lý nhà nước, thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến về 02 dự án luật này. Đến nay, các dự án Luật Đường bộ đã được Chính phủ chỉnh lý, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV; ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Quốc phòng và An ninh,...

Nêu quan điểm về hai dự án luật, nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Hữu Hùng cho rằng, việc tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thành 2 Luật: Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ là hoàn toàn phù hợp.

Theo đó, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ với mục tiêu xây dựng thói quen, ý thức tự giác và hình thành văn hóa giao thông hiện đại, đề cao bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền con người khi tham gia giao thông; ban hành Luật Đường bộ với mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông, quản lý vận tải, thích ứng với sự thay đổi, phát triển nhanh của kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật, hướng tới phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, vận tải hiện đại, đồng bộ, chất lượng.

Theo nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Hữu Hùng việc tách Luật như vậy cũng giúp giải quyết vấn đề cơ quan chủ trì của Chính phủ, giúp Chính phủ quản lý nhà nước trên mỗi lĩnh vực được phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Bởi an toàn giao thông thuộc lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội; xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ thuộc lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, liên quan đến đầu tư, quản lý tài sản công và tuân theo quy luật thị trường. Xếp chung vào một Luật sẽ rất đồ sộ và sau này sửa đổi, bổ sung cũng phức tạp hơn.

Nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Hữu Hùng

Từ quan điểm này, nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Hữu Hùng kỳ vọng ban hành Luật mới sẽ tạo nên các bước đột phá trong việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn tạo nên các bước đột phá trong việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo cơ chế đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại hóa cả về kinh tế và xã hội; nâng cao, hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Cho rằng việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhưng phải luôn bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Hữu Hùng lưu ý, nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ và chính sách phát triển giao thông đường bộ được đặt ra chi phối toàn bộ nội dung của Luật phải nhấn mạnh đến việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Luật sư Bùi Sinh Quyền, thành viên Hội đồng tư vấn kinh tế

Tiếp cận dự thảo Luật, Luật sư Bùi Sinh Quyền, thành viên Hội đồng tư vấn kinh tế cho rằng, việc sửa đổi bổ sung Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là rất cần thiết, phù hợp với thực tế phát triển của xã hội.

Luật sư Bùi Sinh Quyền cũng đưa ra nhận dịnh, dự thảo Luật Đường bộ lần này đã bám sát tình hình diễn biến trong thực tế, phát hiện ra nhiều góc cạnh của cuộc sống, nhiều khoảng tối lâu nay chưa điều chỉnh, cơ quan soạn thảo đã đưa ra nhiều điều luật để giải quyết những bất cập. “Dự thảo chia làm 2 luật; Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là rất thực tế”, Luật sư Bùi Sinh Quyền nhấn mạnh.

Lưu ý Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là những luật và bộ luật rất thiết thực và thường xuyên, trực tiếp hàng giờ, hàng ngày tác động đến an toàn của người dân, tác động đến an ninh, an toàn trật ự di dliaj của đông đảo người dân…, luật sư Bùi Sinh Quyền cho rằng, khi luật được ban hành phải được tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục một cách bài bản, có chiều sâu cho từng đối tượng,…

Cũng tại hội thảo, một số ý kiến cho rằng, quản lý nhà nước không thể chung chung, việc tách thành hai dự án luật đã quy rõ trách nhiệm bộ chủ quản; các điều luật đã xác định rõ trách nghiệm của các tổ chức, cá nhân; Việc phân công trách nhiệm cho các cấp, các ngành khá mạch lạc, không chồng chéo, cụ thể hơn luật Giao thông đường bộ năm 2008 Hành vi vi phạm được tính toán rất cụ thể để đưa thành điều luật, không nương nhẹ;…./.

Lê Anh

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=75903