Thành phố, thị xã, thị trấn cần có vị trí xứng đáng để tiếp tục phát triển khi các tỉnh được tổ chức lại theo mô hình chính quyền hai cấp.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam Trần Anh Tuấn, thực hiện 'cuộc cách mạng' tinh gọn bộ máy mà 'vẫn nể nang, né tránh thì không làm được'. 'Bộ máy tinh gọn nhưng chất lượng cán bộ công chức không cải thiện, không đưa ra khỏi bộ máy những người 'sáng cắp ô đi tối cắp về', những người lười biếng thì làm sao có thể thành công được', ông Tuấn nói.
Chánh án TAND Tối cao yêu cầu cấp dưới nghiêm túc triển khai thực hiện các biện pháp tăng cường phòng ngừa vi phạm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
Trong vụ án sai phạm tại Tập đoàn Phúc Sơn, cựu Chủ tịch và cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ bị xác định đã chỉ đạo cấp dưới, tạo điều kiện cho Tập đoàn Phúc Sơn được thi công 4 gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 54 tỷ đồng...
Hàng loạt lãnh đạo Đội bảo vệ Khu Công nghệ cao TP.HCM vừa bị khởi tố, bắt giam vì bảo kê xe tải trái phép vào khu vực cấm. Suốt 4 năm, đường dây này đã thu bất chính hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ các doanh nghiệp.
Ông Đinh Xuân Thảo cho rằng, phải bảo đảm việc liên thông giữa cấp trên và cấp dưới. Cụ thể ở đây là cấp tỉnh trực tiếp xuống cấp xã và cần có sự kết nối thật chặt chẽ, thông suốt, bảo đảm là liên thông thường xuyên.
Tòa án nhân dân Hà Nội mở phiên tòa xét xử ông Nguyễn Trọng Đường, cựu Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), về tội 'Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng', vào ngày 17/3.
Theo lời khai của nhân viên Công ty AIC, Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo 'cộng 40%' vào giá thiết bị đấu thầu.
Chiều 17-3, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế - AIC), bị cáo Nguyễn Trọng Đường, cựu Phó Vụ trưởng, cựu Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cùng 11 bị cáo khác về tội 'Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng' tiếp tục với phần xét hỏi.
Theo lời khai của nhân viên Công ty AIC tại tòa, sau khi nhận thông tin, bà Nhàn yêu cầu cấp dưới phải cộng thêm 40% vào giá của các thiết bị trong gói thầu thầu.
Theo chỉ đạo của Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn, bị cáo Nguyễn Văn Thế (Trưởng Ban Kỹ thuật 7 của công ty AIC) khai với tòa đã cộng thêm 40% tổng số tiền để tăng giá các thiết bị trong gói thầu.
Các bị cáo là cựu cán bộ của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam thừa nhận tại tòa có nhận số tiền cảm ơn 1 tỷ đồng của AIC.
Cựu Vụ phó Nguyễn Trọng Đường khai tại tòa giai đoạn trước đấu thầu, ông Trương Minh Tuấn, khi ấy giữ chức Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đã giới thiệu Công ty AIC.
Cựu Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ TT&TT Nguyễn Trọng Đường khai trước tòa rằng cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn từng chỉ đạo miệng về việc 'tạo điều kiện' cho Công ty AIC trúng thầu. Ông Đường thừa nhận đã truyền đạt lại chỉ đạo này cho cấp dưới nhưng phủ nhận việc ép buộc AIC phải thắng thầu.
Tại tòa, Nguyễn Trọng Đường – cựu Vụ phó, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết, sau khi Công ty AIC 'cảm ơn' 1 tỷ đồng, bản thân đã gọi trả lại nhưng không được.
Hôm nay (17-3), TAND TP Hà Nội sẽ tiến hành xét xử vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) theo quyết định đã ban hành trước đó. Phiên tòa dự kiến kéo dài từ ngày 17 đến ngày 24-3.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo nhân viên cấp dưới thông đồng, cấu kết với chủ đầu tư, gian lận hồ sơ dự thầu, để Công ty AIC trúng Gói thầu số 8 với tổng giá trị 70 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Trọng Đường bị cáo buộc với vai trò Giám đốc VNCERT đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện cho Công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trúng thầu sai quy định, gây thiệt hại 17 tỷ đồng.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sau cuộc họp của Bộ Chính trị, toàn bộ những nội dung liên quan, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh phải sắp xếp, sáp nhập lại đã rõ. Đồng thời cũng rõ được mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (chính quyền cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh) như thế nào, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, hay còn gọi là cấp cơ sở, như thế nào.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định rõ việc điều động và cách chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND với nhiều nội dung mới đáng chú ý.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục thúc đẩy bãi bỏ quyền quốc tịch theo nơi sinh, dù tòa án hồi tháng Một đã khẳng định sắc lệnh của ông hạn chế quyền quốc tịch theo nơi sinh là 'vi hiến.'
Ngày 13/3 theo giờ địa phương, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nộp 3 đơn yêu cầu khẩn cấp lên Tòa án Tối cao cho phép cho triển khai kế hoạch bãi bỏ quyền cấp quốc tịch theo nơi sinh.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump dự kiến xóa bỏ chính sách 'quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ', một chính sách đã tồn tại hơn 150 năm.
Mới đây, chính quyền Trump đã kêu gọi Tòa án Tối cao cho phép thực thi sắc lệnh gây tranh cãi nhằm chấm dứt quyền công dân tự động, dù nhiều tòa án cấp dưới đã lên tiếng bác bỏ.
Cựu Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà Nguyễn Xuân Dương cùng 15 cấp dưới vừa bị xét xử trong vụ án liên quan đến đất đai, xảy ra tại xã Hồng An, trong đó ông Dương bị tuyên phạt 5 năm tù.
Chiều 12-3, Thị ủy An Khê (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, nhiệm kỳ 2020-2025.
Luật sư Nguyễn Phương Tuyến, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cho rằng, một năm có tới 4 cán bộ, nhân viên bị khởi tố tại bệnh viện Bắc Thăng Long (thuộc Sở Y tế Hà Nội) cho thấy lãnh đạo bệnh viện, cấp phó liên quan vẫn chưa kiểm soát chặt chẽ các cán bộ, nhân viên của bệnh viện.
Ngày 12/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Ngô Thanh Sơn (SN 1974) - cựu giám đốc một ngân hàng có chi nhánh tại Cà Mau và Nguyễn Tấn Đạt (SN 1983) - cựu cán bộ tín dụng ngân hàng trên.
Ông Lưu Anh Tuấn và cấp dưới thừa nhận hành vi sai phạm trong việc không khai báo đầy đủ nguồn gốc, khai báo sai mã hàng hóa xuất khẩu tổng oxit đất hiếm với trị giá hơn 379 tỷ đồng.
Cựu Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Linh Ngọc bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; với cáo buộc tạo điều kiện cho Công ty Thái Dương khai thác đất hiếm trái phép.
Cựu Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Linh Ngọc và cấp dưới bị cáo buộc cấp phép khai thác cho Công ty Thái Dương, dù hồ sơ của này không đủ điều kiện
Trong vụ khai thác đất hiếm trái phép ở Yên Bái, cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc và cấp dưới cấp phép khai thác cho Công ty Thái Dương trái quy định.
Theo chỉ thị 01 của UBND TP Hà Nội mới được ban hành, cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thể bị miễn nhiệm, cách chức nếu để xảy ra vi phạm trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
Tùy tính chất mức độ, người đứng đầu các cơ quan ở Hà Nội có thể bị cách chức nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ, phiền hà, sách nhiễu trong phạm vi mình quản lý
Ngày 10-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Để khắc phục tình trạng chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu. Lãnh đạo các sở ngành phải chịu trách nhiệm liên đới cả khi cấp dưới vi phạm.
Nếu để xảy ra vi phạm trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp vi phạm do cấp dưới thực hiện.
Trả lời xét hỏi, nhóm cán bộ quận Thanh Xuân và phường Khương Đình khai do tin tưởng vào cấp dưới nên không biết công trình xây dựng vượt phép; có cán bộ thừa nhận bản thân chưa đủ hiểu biết về lĩnh vực xây dựng.
Quyết định giám đốc thẩm đã chấp nhận kháng nghị và hủy án do việc cấp sơ thẩm tuyên bị cáo phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy được hưởng án án treo là không nghiêm minh.
Sau phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hưng (ngụ tổ dân phố An Phú, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) về tội 'Hiếp dâm'; cho rằng hành vi chích điện, cưỡng bức mình nhưng bị cáo chỉ bị kết án 27 tháng tù là chưa phù hợp quy định pháp luật; phía nạn nhân đã kháng cáo bản án.
Ông Lê Văn Chung, nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), cùng 3 cấp dưới bị cáo buộc sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị giao ban đánh giá kết quả công tác tháng 2, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới của Cục Hải quan và quán triệt các công việc cần triển khai theo mô hình tổ chức bộ máy mới, Cục trưởng Nguyễn Văn Thọ chỉ đạo các đơn vị tập trung ổn định bộ máy, sắp xếp công chức trước ngày 14/3 để ngày 15/3 có thể vận hành hệ thống quản lý mới.