Những năm qua, cùng với các cấp ngành, tuổi trẻ huyện Bá Thước luôn phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện chung tay thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương bằng những phần việc thiết thực, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều khu vực vùng cao và tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế - xã hội tại các khu vực này còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa cùng chính quyền địa phương các cấp đã nỗ lực thực hiện các giải pháp, từng bước cải thiện đời sống cho người dân tại các vùng này.
Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) - Chi nhánh Thanh Hóa, nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Bá Thước đã thoát nghèo, có cuộc sống khá giả nhờ đi xuất khẩu lao động (XKLĐ).
Cơn mưa rừng ào ào đổ xuống, ốc từ những kẽ đất, đá thi nhau ngoi lên mặt đất để kiếm ăn và sinh sản... Đây cũng là thời điểm, bà con các xã Thành Lâm, Thành Sơn... (Bá Thước) tranh thủ vào rừng săn ốc đá (hay còn gọi là ốc núi, ốc thuốc). Công việc thời vụ này đã đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình sống dưới tán rừng. Tuy nhiên, việc này tương đối vất vả và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Là một trong 6 huyện nghèo của tỉnh nên khi bắt tay XDNTM, huyện Bá Thước có điểm xuất phát rất thấp. Tuy nhiên, với sự quyết tâm vào cuộc của hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chung sức của Nhân dân, đến nay huyện Bá Thước đã có 5 xã, 89 thôn đạt chuẩn NTM, trong đó có 3 thôn đạt NTM kiểu mẫu.
Đêm 6-2 (mùng 9 Tết Ất Tỵ), phố 'cá lóc nướng' TP.HCM trên đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Bình Tân) đỏ lửa nướng cá. Nhiều cửa hàng chuẩn bị hàng nghìn con cá lóc nướng để phục vụ nhu cầu của khách hàng trong ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng).
Tết ở Pù Luông (Bá Thước) vui nhộn, rộn ràng ngay từ thời khắc giao thừa, chào đón năm mới bởi sự góp mặt của những vị khách đến từ phương xa. Tết ở đây đối với họ là một hành trình khám phá và trải nghiệm đầy thú vị. Còn đối với những người dân bản địa, đây là dịp để họ 'trưng diện', tự hào về những phong tục văn hóa truyền thống đặc sắc.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã cận kề, đây cũng là thời điểm 'vàng' để thu hút khách du lịch. Do đó, hiện nay các cơ sở, đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh đang tập trung đầu tư sửa chữa, chỉnh trang, nâng cấp cơ sở vật chất để sẵn sàng đón du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tại các xã nghèo là dự án do Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) thực hiện.
Huyện Bá Thước có nhiều điểm du lịch khám phá, trải nghiệm với thiên nhiên núi rừng hoang sơ hấp dẫn. Bởi vậy, không quá ngạc nhiên khi nơi đây trở thành điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng và lưu trú của nhiều du khách nước ngoài. Để xây dựng Bá Thước là điểm đến an toàn cho du khách, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an ninh trật tự và tăng cường quản lý người nước ngoài lưu trú trên địa bàn.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông người dân tộc Thái ở bản Khuyn (xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, Thanh Hóa).
Cùng với việc đầu tư về cơ sở vật chất, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, thì văn hóa ứng xử được coi là 'chìa khóa' then chốt tạo sức hút du khách. Xác định rõ điều đó, các khu, điểm du lịch trong tỉnh đều nỗ lực thực hiện nhiều cách làm nhằm xây dựng điểm đến an toàn, thân thiện, văn minh và hiếu khách.
Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (huyện Bá Thước, Thanh Hóa) hấp dẫn du khách, nhất là khách quốc tế bởi thiên nhiên hoang sơ, bản sắc văn hóa dân tộc, ẩm thực độc đáo....
Tối 6/12, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), Ban Dân tộc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức Diễn đàn giao lưu nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo thành công, phát triển kinh tế hộ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024, với sự tham dự của 338 đại biểu nông dân tiêu biểu vùng đồng bào DTTS&MN.
Nằm trong vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, trước đây xã Thành Lâm (Bá Thước, Thanh Hóa) là 'xã 135' (xã đặc biệt khó khăn) của huyện, nhưng từ khoảng năm 2014 người dân trong xã nhận thấy tiềm năng, lợi thế từ cảnh quan thiên nhiên nên một số gia đình ở thôn Đôn mạnh dạn đón khách du lịch tại nhà.
Đầu tư nuôi con đặc sản có thịt thơm ngon, anh Lò Văn Phú (xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) có thu nhập khiến nhiều người ao ước.
Xác định việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông – công nghiệp là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương, nhiều huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp mang tính đột phá, nhằm khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và đầu tư các dự án đường giao thông.
Nằm trong vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, trước đây xã Thành Lâm (Bá Thước) là 'xã 135' (xã đặc biệt khó khăn) của huyện, nhưng từ khoảng năm 2014 người dân trong xã nhận thấy tiềm năng, lợi thế từ cảnh quan thiên nhiên nên một số gia đình ở thôn Đôn mạnh dạn đón khách du lịch tại nhà.
Những năm qua, huyện Bá Thước đã huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông để phát huy tiềm năng, lợi thế, góp phần làm diện mạo của huyện từng ngày đổi thay.
Khu vực miền Tây xứ Thanh là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Chính vì vậy, ở đây còn lưu giữ được khá nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống từ phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian... Đây cũng là điểm nhấn để các địa phương đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, tạo sức hấp dẫn đối với du khách.
Bá Thước là huyện miền núi cao, với dân số toàn huyện hơn 108.000 người, trong đó dân tộc Mường chiếm 53%, dân tộc Thái chiếm 32%, dân tộc Kinh và các dân tộc khác chiếm 15%. Toàn huyện có 21/21 xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); có 205 thôn, bản, khu phố, trong đó có 187 thôn phố có trên 1/3 số hộ trong thôn, phố là hộ đồng bào DTTS. Một trong những điểm nhấn trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện Bá Thước đó là bước đột phá trong phát triển du lịch.
Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.
Những thành tựu trong công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cùng với những giải pháp nhằm giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ngoài 2 làng nghề truyền thống được tỉnh công nhận là dệt thổ cẩm, thôn Lặn Ngoài (xã Lũng Niêm) và nghề sản xuất rượu cần, thôn Tân Thành (xã Thành Lâm), huyện Bá Thước còn quan tâm, phát triển thêm nhiều nghề mới như mây tre đan, rèn... Các nghề này hiện đang tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng nghìn người dân trên địa bàn.
Đến hẹn lại lên, Giải chạy Marathon băng rừng Việt Nam (Vietnam Jungle Marathon) Pù Luông năm 2024 khởi tranh với sứ mệnh là sự kiện thể thao kết hợp du lịch mang tầm vóc quốc tế. Qua 6 lần tổ chức, giải đã khẳng định được thương hiệu, uy tín và sức hấp dẫn ngày càng tăng.
Hiện người dân bán vịt với giá từ 95.000 - 110.000 đồng/kg, mang lại lợi nhuận từ 50.000 - 100.000 đồng/con, thu nhập trung bình của các hộ trung bình từ 100-500 triệu đồng/năm.
Cùng với việc chú trọng đến công tác xúc tiến, quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ, ngành du lịch Thanh Hóa đang nỗ lực phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
Do mưa lớn kéo dài, nhiều khu vực tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã bị ngập lụt cục bộ, sạt lở đất, sụt lún nhà cửa, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân.
Từ 20h ngày 21 đến 10h ngày 23/9, trên địa bàn huyện Bá Thước liên tục có mưa lớn. Do ảnh hưởng của mưa lớn nên trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số điểm có nguy cơ sạt lở đất, đá và nhiều nơi bị ngập lụt, giao thông chia cắt.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước đồng thời lên phương án di dời người và tài sản.
Trong những ngày qua, trên địa bàn huyện Bá Thước xảy ra mưa kèm theo dông lốc, gây ảnh hưởng và làm thiệt hại về nhà ở, đường giao thông, công trình thủy lợi và cây trồng.
Ngày 12/9, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thiệt hại, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3, bảo vệ và khôi phục sản xuất trên địa bàn các huyện Thường Xuân, Bá Thước, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Hà Trung.
Mưa lũ khiến sông Mã, đoạn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa bị sạt lở kéo dài gần 2km, sâu 20 -30m; nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, chia cắt do ngập lụt.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Bá Thước, đến 10 giờ ngày 10/9 toàn huyện có 138 hộ phải sơ tán đến nơi ở an toàn, trong đó 133 hộ di dời do nguy cơ sạt lở đất, đá, nhà ở không an toàn; 5 hộ di dời do bị tốc mái.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 Yagi, mưa to kéo dài trong những ngày qua khiến nhiều tuyến đường giao thông ở Thanh Hóa bị sạt lở, nứt gãy nghiêm trọng.
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày từ 31/8 đến 3/9, cũng là dịp để người dân tận hưởng những chuyến du lịch bên gia đình và những người thương yêu. Đây được xem là 'thời điểm vàng' của ngành kinh doanh dịch vụ du lịch, ăn uống. Tuy nhiên, trước hàng loạt các vụ khách du lịch ngộ độc thực phẩm xảy ra trên toàn quốc trong thời gian qua, du khách cũng cần chú ý hơn đến vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP).
Dịp Quốc khánh 2/9, người lao động trong cả nước sẽ được nghỉ 4 ngày. Nhiều gia đình lựa chọn đi du lịch để khép lại một mùa hè và tạo hứng khởi cho con trẻ trước khi bước vào năm học mới. Nắm bắt được điều này, các homestay, khu nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Pù Luông (Bá Thước) đã chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón khách du lịch an toàn, chu đáo.
Từ đầu năm đến nay, các cơ sở chế biến gỗ ván bóc trên địa bàn tỉnh nhận được nhiều đơn hàng với giá bán sản phẩm tăng so với trước. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của ngành gỗ sau gần 2 năm trầm lắng.
Bằng nhiều giải pháp thông minh, người dân trên địa bàn huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đang biến khó khăn thành lợi thế, gặt hái thành công với nhiều mô hình sản xuất cho hiệu quả vượt trội, đặc biệt là nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.
Những năm gần đây, xu hướng du khách đi du lịch ở tại nhà người dân để tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của cư dân bản địa ngày càng tăng cao. Nắm bắt xu hướng đó, các mô hình du lịch homestay ra đời ngày càng nhiều. Từ đó, không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống, quảng bá phong tục, tập quán của địa phương.
Được đảng viên và bà con tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn Cốc, xã Thành Lâm (Bá Thước), những năm qua, anh Bùi Văn Panh luôn gương mẫu trong mọi công việc và làm tốt công tác vận động Nhân dân thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thôn.
Nhờ sự sáng tạo của con người gắn với phong tục tập quán canh tác, sinh hoạt đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, mềm mại trên các sườn đồi, sườn núi, tạo nên giá trị riêng, nét văn hóa riêng của người dân vùng cao, biên giới.
Từng là một xã miền núi nghèo và lạc hậu, Thành Lâm giờ đây trù phú, khang trang nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa bản địa nhờ phát triển du lịch cộng đồng.
Thanh Hóa được biết đến là địa phương giàu tiềm năng phát triển du lịch, với đa dạng sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy vậy, cho đến nay sản phẩm du lịch ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn còn mang tính trùng lặp, đơn điệu...
Cùng với chú trọng xây dựng 'điểm đến xanh', du lịch cộng đồng huyện Bá Thước trong những năm gần đây còn khẳng định thương hiệu bởi những 'trải nghiệm xanh' đầy thú vị. Đây chính là giải pháp quan trọng trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và làm mới sản phẩm du lịch hiện có.
Một số nhà dân tại các xã vùng đệm và trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Bá Thước) còn lưu giữ hàng chục cây chè Shan tuyết khoảng 30 đến 40 năm tuổi, đây được xem là những nguồn gen quý cần được bảo tồn và phát triển.
6 tháng đầu năm 2024, huyện Bá Thước đã đón được 139.677 lượt khách du lịch, trong đó 34.750 lượt khách nước ngoài, 104.927 lượt khách trong nước; doanh thu ước đạt trên 209 tỷ đồng.
Huyện Bá Thước luôn xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là điểm nhấn để tạo nên thương hiệu cho du lịch Bá Thước.
Theo kết quả điều tra, hiện nay tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông ghi nhận có 590 loài cây thuốc, thuộc 445 chi, 161 họ của 7 ngành thực vật bậc cao có mạch và nhóm nấm, trong đó có 33 loài thuộc 30 chi và 24 họ cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam, nằm trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Thủ Tướng Chính phủ, Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006.
Pù Luông thuộc tỉnh Thanh Hóa là một điểm tham quan, khám phá nổi tiếng trên bản đồ du lịch bụi, phượt tự túc, nghỉ dưỡng núi giá rẻ, nhưng hầu hết du khách đến đây đều ấn tượng mạnh với cảnh sắc...