Sáng 3/12, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng các ĐBQH thuộc Tổ bầu cử số 6, đoàn Hà Nội đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Sáng nay, 3-12, tại quận Ba Đình, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị bầu cử số 1 thành phố Hà Nội (quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) tiếp xúc cử tri, báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XV.
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho rằng, cần có cơ chế quản lý, đánh giá cũng như chế độ đãi ngộ đối với người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Với thuế tiêu thụ đặc biệt, các ĐBQH cũng khá ủng hộ việc tăng thuế với rượu bia phải có lộ trình. Còn với nước giải khát có đường cân nhắc xem xét bổ sung, đánh giá toàn diện để khi chính sách ban hành sát với thực tế.
Mức thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu cần được xác định hợp lý đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước nhưng không gây áp lực lên nền kinh tế.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội), cho rằng cần miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tư hoạt động phi lợi nhuận.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thảo luận về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt, nhiều đại biểu Quốc hội đồng ý việc đưa các sản phẩm rượu, bia vào danh sách chịu thuế. Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng nên lùi thời gian chịu thuế để doanh nghiệp thích nghi và người dân thay đổi hành vi.
Đại biểu cho rằng, cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động báo chí và văn hóa xuống còn 10%, nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, truyền thông đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại hơn..
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận. Mặc dù Chính phủ đề xuất việc này nhằm giải quyết các vướng mắc trong phát triển nhà ở thương mại, nhiều đại biểu đã bày tỏ lo ngại về những hệ lụy tiềm ẩn, đặc biệt là tình trạng dự án bỏ hoang và nguy cơ tăng giá đất.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường và Trần Hoàng Ngân, việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là phù hợp trong điều kiện nợ công của chúng ta thấp.
Phát biểu tại phiên thảo luận về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam , ĐBQH Trần Hoàng Ngân cho hay, bản thân được trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu nên rất khao khát Việt Nam có loại hình giao thông này.
Các đại biểu Quốc hội đều cơ bản nhất trí với việc thí điểm mở rộng loại đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại nhằm tháo gỡ các vướng mắc pháp lý cho các dự án, mở rộng nguồn cung; tuy nhiên cũng còn một số băn khoăn.
Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc chuyển giao công nghệ có thể tốn chi phí cao lúc đầu nhưng sẽ bền vững về sau, giúp Việt Nam có thể phát triển ngành công nghiệp đường sắt.
Sau hai ngày làm việc (11-12/11), Quốc hội đã hoàn thành chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, 'đúng' và 'trúng' những vấn đề cử tri cả nước và các vị đại biểu Quốc hội quan tâm.
Sau hai ngày làm việc, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu đánh giá cao về sự thẳng thắn, làm rõ các vấn đề và nêu giải pháp của các tư lệnh ngành; đồng thời, kỳ vọng các Bộ trưởng, trưởng ngành sớm thực hiện các giải pháp đã nêu.
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi đánh giá mức độ trưởng thành về chuyển đổi số thì thấy các đài phát thanh và các đài truyền hình chuyển đổi số tốt hơn rất nhiều so với cơ quan báo chí. Cho nên sắp tới, sẽ phải đẩy mạnh công cuộc số hóa, chuyển đổi số các cơ quan báo chí.
Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đánh giá cao phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Theo các ĐBQH, Bộ trưởng đã trả lời 'đúng và trúng', đáp ứng được sự kỳ vọng, quan tâm của đông đảo cử tri, nhân dân cả nước.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nêu rõ: 'Lĩnh vực thông tin và truyền thông khá rộng, liên quan nhiều đến đời sống dân sinh, tác động đến đời sống xã hội. Phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khá tự tin, điềm tĩnh, chắc chắn, ý kiến ngắn gọn, làm rõ căn cơ của vấn đề'.
Trước quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu nhiều giải pháp nâng cao vai trò của báo chí chính thống.
Sáng 12/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực thông tin và truyền thông. Bên lề Quốc hội, chia sẻ với phóng viên báo Tin tức, một số đại biểu đánh giá phần trả lời của Bộ trưởng khá tự tin, chắc chắn và làm rõ được nhiều vấn đề căn cơ mà đại biểu Quốc hội, cử tri đặt ra.
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, trước những vấn đề tiếp quản thuốc, vaccine thì ngành y tế cũng nên tạo điều kiện cho các đơn vị được tự chủ trong việc cung ứng thuốc cho bệnh nhân; Tạo điều kiện cho bệnh viện nhập vaccine cho người dân, đáp ứng nguồn thuốc. Tất nhiên, Bộ Y tế vẫn đứng ra để quản lý chất lượng.
Chiều 11/11, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu cho rằng, phiên chất vấn làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà cử tri quan tâm.
Ngày 11/11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Bên lề hành lang, một số đại biểu đánh giá những nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn đều nóng và kỳ vọng các Tư lệnh ngành đưa ra các giải pháp thấu đáo với các vấn đề mà cử tri quan tâm.
Chiều 9/11, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thông tin về quan điểm và định hướng trong xây dựng Luật Nhà giáo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã chia sẻ những thông tin chi tiết về quá trình xây dựng dự thảo luật và những ý kiến chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Chiều 7/11, Quốc hội cho phép điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó bổ sung việc trình chiếu video clip về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam để phục vụ Quốc hội thảo luận về nội dung này. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu chia sẻ quan điểm về tính khả thi và hiệu quả khi triển khai dự án.
Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu bày tỏ hy vọng về việc triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hiệu quả, đạt tiến độ.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, các cơ sở khám chữa bệnh nên được tự quyết định việc mua sắm thuốc, thiết bị y tế cho các nhà thuốc trong bệnh viện một cách đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình, thay vì phải áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.
Các đại biểu Quốc hội tán thành với đề xuất đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong các dự án đầu tư công để các địa phương chủ động, linh hoạt trong điều hành; đồng thời cho rằng song song với đó, cấp trên cũng phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cấp dưới, tránh tình trạng phân cấp, phân quyền xong 'buông xuôi'.
'Chúng ta phải có chiến lược trong việc đầu tư để tạo lập doanh nghiệp trong nước trở thành doanh nghiệp trụ cột' – đó là quan điểm của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường.
Thảo luận tại Hội trường, đại biểu đề nghị cân nhắc lại việc phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho các cơ sở y tế và giáo dục...
Sáng 5/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Bên lề hành lang Quốc hội, một số đại biểu nêu các giải pháp để thu hút nguồn thu từ các doanh nghiệp trong nước, phát huy thế mạnh của Nhà nước trong việc dẫn dắt nền kinh tế.
Thảo luận về phân bổ ngân sách trong phiên thảo luận hội trường sáng 5/11, GS.TS Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) trăn trở trước thực trạng các bệnh viện, trường đại học phải đi vay tiền để đầu tư xây dựng, làm 'đội lên' chi phí khám chữa bệnh, chi phí đào tạo.
ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, vốn đầu tư từ ngân sách cho lĩnh vực giáo dục, y tế còn khiêm tốn. Nếu các bệnh viện thực hiện tự chủ sẽ ảnh hưởng đến cấu thành giá khám, chữa bệnh, học phí khiến các bệnh viện, trường đại học băn khoăn.
Ngày 4/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025. Đề cập đến vấn đề đổi mới hoạt động lập pháp theo hướng luật chỉ quy định những vấn đề khung, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) cho rằng, đây là định hướng đúng đắn và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội), hầu như chưa có cơ sở giáo dục đại học nào đào tạo và cấp bằng về ngành phòng chống thiên tai.
Ngày 4/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về các vấn đề kinh tế xã hội. Bên lề Quốc hội, các đại biểu nêu cách tháo gỡ để sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả. Bên cạnh đó, đại biểu khuyến nghị việc quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Cuối tuần tới, Quốc hội sẽ thảo luận về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP HCM, Đà Nẵng và Khánh Hòa.
Nhiều ĐBQH đã 'vạch mặt' những chiêu trò của các đối tượng, nhóm đối tượng khiến giá bất động sản, trong đó có loại hình nhà ở chung cư tăng chóng mặt thời gian qua.
Khôi phục hình thức đầu tư BT là một trong những đề xuất đáng chú ý từ Chính phủ trong dự luật 'một luật sửa bốn luật' thuộc lĩnh vực đầu tư.
Thảo luận về Dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) đề nghị, Nghị quyết không chỉ giới hạn xử lý ở các vụ án tham nhũng mà nên mở rộng phạm vi áp dụng.
Góp ý tại hội trường vào dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đại biểu đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành về việc áp dụng mức thuế 5% cho các hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim.
Đại biểu cho rằng tăng hạn tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội sẽ góp phần giữ chân những người có trình độ và kinh nghiệm tiếp tục cống hiến, giảm thiểu chi phí đào tạo…
Một trong vấn đề nóng trong phiên thảo luận về 'việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023', nhiều đại biểu quan tâm về vấn đề đấu giá đất. Theo đại biểu, phải coi việc bỏ thầu cao một cách vô lý là vi phạm pháp luật và phải xử lý rất nặng...
Các đại biểu quốc hội có ý kiến khác nhau xoay quanh đề xuất nâng phí đặt cọc để ngăn chặn tình trạng đấu giá cao rồi bỏ cọc, đẩy giá bất động sản.
Để ngăn chặn tình trạng thổi giá bất động sản (BĐS), một trong những giải pháp theo đại biểu, đó là cần có quy định người tham gia đấu giá phải chứng minh nguồn lực tài chính và cam kết nếu cố tình bỏ cọc sẽ bị phong tỏa các tài sản trên để xử lý.
Để tránh bỏ cọc đấu giá bất động sản, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng không nên tăng phí đặt cọc mà cần tăng điều kiện của những người tham gia đấu giá bất động sản.
ĐBQH cho rằng một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay đó là giá bất động sản tại các thành phố lớn tăng rất cao, nhiều nơi có tình trạng sốt giá đất, nhu cầu ở không nhiều, chủ yếu mua để đầu cơ,...
Nhiều đại biểu cho rằng, thị trường bất động sản hiện bất ổn, hư hư thực thực, khó định giá.
Tại phiên họp tổ ngày 26/10 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận sôi nổi nhiều vấn đề về kinh tế xã hội, trong đó, đề cập đến nhiều vấn đề 'nóng' như: Mức thu nhập của người dân, mức sinh giảm, thiếu thuốc, vật tư y tế...
Sáng 25/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Các đại biểu Quốc hội cho rằng dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn cần được tiếp tục nghiên cứu, rà soát để đảm bảo tín thống nhất, đồng bộ, tránh sự chồng chéo, trùng lặp trong hệ thống quy hoạch; đồng thời cần có nguyên tắc áp dụng trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch.
Ngoài đề nghị bổ sung khái niệm 'công trình ngầm', ĐBQH kiến nghị cân nhắc khái niệm 'siêu đô thị' trong dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.