Hé lộ những 'điệp viên' đặc biệt của Mỹ nổi tiếng thế giới

Theo các tài liệu giải mật, Mỹ đã sử dụng các 'điệp viên' đặc biệt để thu thập thông tin tình báo, trong đó đáng chú ý là sử dụng một số loài động vật như mèo, chim bồ câu...

Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) nổi tiếng thế giới là nơi có những điệp viên tài năng, xuất chúng và có khả năng thu thập thông tin tình báo xuất sắc. Không chỉ con người, CIA từng huấn luyện động vật làm " điệp viên" đặc biệt.

Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) nổi tiếng thế giới là nơi có những điệp viên tài năng, xuất chúng và có khả năng thu thập thông tin tình báo xuất sắc. Không chỉ con người, CIA từng huấn luyện động vật làm " điệp viên" đặc biệt.

Theo những tài liệu được CIA giải mật, Mỹ từng huấn luyện chim bồ câu làm "điệp viên". Bồ câu thể hiện tốt vai trò đưa thư trong suốt chiều dài lịch sử, bao gồm Thế chiến 1. Chính vì vậy, Mỹ tin rằng loài động vật này có thể nhận nhiệm vụ thu thập tin tình báo.

Theo những tài liệu được CIA giải mật, Mỹ từng huấn luyện chim bồ câu làm "điệp viên". Bồ câu thể hiện tốt vai trò đưa thư trong suốt chiều dài lịch sử, bao gồm Thế chiến 1. Chính vì vậy, Mỹ tin rằng loài động vật này có thể nhận nhiệm vụ thu thập tin tình báo.

Vào những năm 1970, CIA triển khai chiến dịch bí mật mang mật danh Tacana. Mục đích của chiến dịch là nhằm huấn luyện bồ câu chụp ảnh những cơ sở bí mật của Liên Xô.

Vào những năm 1970, CIA triển khai chiến dịch bí mật mang mật danh Tacana. Mục đích của chiến dịch là nhằm huấn luyện bồ câu chụp ảnh những cơ sở bí mật của Liên Xô.

Để hoàn thành nhiệm vụ, mỗi con chim bồ câu được trang bị một máy ảnh siêu nhỏ trị giá 2.000 USD có thể chụp tự động. Thiết bị này nặng 35gr được gắn trên một lớp áo 5gr và đeo lên cơ thể con chim bồ câu.

Để hoàn thành nhiệm vụ, mỗi con chim bồ câu được trang bị một máy ảnh siêu nhỏ trị giá 2.000 USD có thể chụp tự động. Thiết bị này nặng 35gr được gắn trên một lớp áo 5gr và đeo lên cơ thể con chim bồ câu.

Sau khi hoàn thành huấn luyện, chim bồ câu "điệp viên" được Mỹ bí mật đưa tới Liên Xô để chụp ảnh những mục tiêu mà người ngoài khó có thể tiếp cận.

Sau khi hoàn thành huấn luyện, chim bồ câu "điệp viên" được Mỹ bí mật đưa tới Liên Xô để chụp ảnh những mục tiêu mà người ngoài khó có thể tiếp cận.

Cho đến nay, các "điệp viên" chim bồ câu của Mỹ có hoàn thành nhiệm vụ hay không hay hiệu quả nhiệm vụ như thế nào không được tiết lộ. Thêm nữa, công chúng tò mò không biết số phận của những con chim bồ câu làm nhiệm vụ tình báo.

Cho đến nay, các "điệp viên" chim bồ câu của Mỹ có hoàn thành nhiệm vụ hay không hay hiệu quả nhiệm vụ như thế nào không được tiết lộ. Thêm nữa, công chúng tò mò không biết số phận của những con chim bồ câu làm nhiệm vụ tình báo.

Bên cạnh chim bồ câu, CIA còn thực hiện chiến dịch mang mật danh Acoustic Kitty. Thực chất chiến dịch này là dùng mèo thực hiện nhiệm vụ nghe lén.

Bên cạnh chim bồ câu, CIA còn thực hiện chiến dịch mang mật danh Acoustic Kitty. Thực chất chiến dịch này là dùng mèo thực hiện nhiệm vụ nghe lén.

Theo đó, các nhà khoa học Mỹ lựa chọn một số con mèo rồi cấy ghép thiết bị nghe lén vào cơ thể chúng để nghe trộm thông tin từ các cuộc trò chuyện của mục tiêu mà CIA để mắt tới.

Theo đó, các nhà khoa học Mỹ lựa chọn một số con mèo rồi cấy ghép thiết bị nghe lén vào cơ thể chúng để nghe trộm thông tin từ các cuộc trò chuyện của mục tiêu mà CIA để mắt tới.

Chiến dịch sử dụng mèo làm "điệp viên" được CIA triển khai từ năm 1961 và kết thúc vào năm 1967.

Chiến dịch sử dụng mèo làm "điệp viên" được CIA triển khai từ năm 1961 và kết thúc vào năm 1967.

Dự án bị hủy bỏ sau khi một ô tô đâm chết con mèo "gián điệp" được trang bị thiết bị nghe lén trị giá 15 triệu USD ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên ở thủ đô Washington.

Dự án bị hủy bỏ sau khi một ô tô đâm chết con mèo "gián điệp" được trang bị thiết bị nghe lén trị giá 15 triệu USD ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên ở thủ đô Washington.

Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THĐT

Tâm Anh (theo LV)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/he-lo-nhung-diep-vien-dac-biet-cua-my-noi-tieng-the-gioi-1436065.html