G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Theo dữ liệu từ tổ chức phi lợi nhuận về khí hậu được Reuters trích dẫn khi xem xét cam kết và tác động tiềm tàng của than đối với bảy nền kinh tế, kết luận loại nhiên liệu này vẫn là nguồn sản xuất điện trên khắp các nền kinh tế G7.

Con số này không phải là nhiều và về cơ bản là ít hơn so với mức G7 sử dụng để sản xuất điện cách đây 20 hoặc 30 năm. Tuy nhiên, khi chiếm tỷ trọng 15% trong cơ cấu năng lượng, kế hoạch loại bỏ than có thể trở nên khó khăn hơn, ít nhất là đối với một số thành viên G7 - chẳng hạn như Đức và Nhật Bản, các quốc gia lần lượt sử dụng 25% và 29% điện năng từ than.

Ảnh minh họa: Oilprice.

Hơn nữa, nếu bảy nền kinh tế lớn nhất thế giới ngừng sử dụng than, chi phí sản xuất than ở các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ càng rẻ. Thậm chí, các quốc gia đang phát triển ở châu Á có thể tăng cường sử dụng than khi thị trường khí đốt trở nên căng thẳng hơn.

Không có cách nào thực tế để gió, mặt trời và thậm chí cả hạt nhân mới có thể thay thế hoàn toàn công suất than đã mất. Gió và mặt trời không phải là công suất phát điện có thể điều động được và đây là một lý do khiến nhu cầu về hydrocarbon tiếp tục tăng.

Năm 2023, Đức quyết định dỡ bỏ một trang trại gió nhằm mở rộng mỏ than nhằm thúc đẩy sản xuất điện than - bất chấp sự phát triển nhanh chóng của gió và mặt trời.

Trong khi đó, để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới phải mất nhiều năm, do xu hướng lò phản ứng mô-đun nhỏ gần đây đã mất đà. Từ đó, nhiều nước sẽ phải tái kích hoạt các lò phản ứng lớn kiểu cũ.

Khi đó, nhu cầu khí đốt sẽ tăng vọt để đáp ứng nhu cầu tăng đột biến từ G7, lặp lại những gì đã xảy ra với châu Âu và châu Á vào năm 2022 nhưng ở quy mô lớn hơn và có khả năng bền vững hơn.

Vì vậy, không chắc liệu G7 có thể từ bỏ hoàn toàn than hay không, ngay cả Vương quốc Anh, quốc gia chỉ tạo ra một phần nhỏ điện từ than cũng phải mở lại một nhà máy trong thời kỳ sản xuất điện gió thấp.

Nhưng ngay cả khi họ làm vậy - dù chi phí có cao đến đâu - thì phần còn lại của thế giới sẽ bắt đầu sử dụng nhiều than hơn, đặc biệt là vì than sẽ trở nên ngày càng rẻ. Tác động thực sự của việc loại bỏ than đá của G7, nếu nó thành hiện thực, thực sự có thể làm tăng thêm lượng khí thải toàn cầu.

Khánh Vy (Theo Oilprice)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/g7-dat-thoa-thuan-cham-dut-su-dung-than-vao-nam-2035-post294340.html