Đau tức ngực: Đau tức ngực là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh tim. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân khác gây tức ngực không liên quan đến tim, nhưng nhưng áp lực đè lên lồng ngực vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến việc bơm máu của tim là điều bạn nên đặc biệt đáng quan tâm, vì nó có thể là dấu hiệu cho thấy tim có thể không nhận đủ máu. Ảnh minh họa
Huyết áp cao: Huyết áp là áp lực do tim sinh ra với mục đích đẩy dòng lưu thông máu trong các mao mạch. Cường độ lực này tăng lên đồng nghĩa với việc tim phải làm việc nhiều hơn để lưu thông máu và làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Ảnh minh họa
Khó thở, tim đập mạch hoặc chóng mặt: Bác sĩ tim mạch có thể xác định xem nguyên nhân có phải do bệnh tim hay không. Những triệu chứng này có thể là hệ quả của tình trạng nhịp tim bất thường (còn gọi là rối loạn nhịp tim) hoặc bệnh động mạch vành. Ảnh minh họa
Tiểu đường: Bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường có một mối tương quan chặt chẽ với nhau. Lượng đường trong máu được kiểm soát kém ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của mạch máu và làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành. Ảnh minh họa
Có tiền sử bị cholesterol trong máu cao: Cholesterol là một chất béo được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và được tạo ra bởi chính gan trong cơ thể. Hàm lượng Cholesterol cao có thể góp phần tạo ra mảng bám trong động mạch. Một trong những cách bạn có thể giảm cholesterol là ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Ảnh minh họa
Bệnh thận mãn tính: Nếu thận của bạn không hoạt động bình thường sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên đáng kể. Bệnh thận thường gắn liền với bệnh huyết áp cao và bệnh động mạch. Ảnh minh họa
Phù chân (nhất là ở mắt cá chân): Phù là hiện tượng ứ nước ở bên trong các tổ chức dưới da hoặc phủ tạng trong cơ thể. Đặc điểm của tình trạng phù do tim mạch là phù tím, thường gặp nhất là phù chân (đặc biệt nhận thấy rõ ở vùng mắt cá chân). Ảnh minh họa./.
CTV Diệp Thảo/VOV.VN (Biên dịch) Theo thehospitalatmaayo