Chiến sĩ dẫn đầu tổ xung kích bắt sống tướng Đờ Cát tại Điện Biên Phủ quê ở đâu?

Tạ Quốc Luật là người chỉ huy tổ xung kích, tiến vào Sở Chỉ huy quân Pháp để bắt sống tướng Đờ Cát và bộ tham mưu địch ở Điện Biên Phủ. Ông sinh ra tại một làng quê Bắc Bộ, nơi có nhiều anh hùng góp công trong hai cuộc kháng chiến.

1. Chiến sĩ dẫn đầu tổ xung kích bắt sống tướng Đờ Cát tại Điện Biên Phủ quê ở đâu?

Cao Bằng
Hải Phòng
Nam Định
Thái Bình

Chính xác

Tạ Quốc Luật (1925 – 1985) sinh tại thôn Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1945 và kết nạp Đảng năm 1949.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Tạ Quốc Luật giữ vị trí Đại đội trưởng Đại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312. Ngày 7/5/1945, ông dẫn đầu tổ xung kích gồm 5 chiến sĩ bắt sống tướng Đờ Cát tại bàn làm việc, đánh dấu sự thất bại của thực dân Pháp ở chiến trường Việt Nam.

Trong suốt đời binh nghiệp của mình, Tạ Quốc Luật tham gia hơn 20 chiến dịch và trên 100 trận đánh với quân xâm lược Pháp, Mỹ. Ông được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2004.

2. Anh hùng Tạ Quốc Luật là dòng dõi của vị lãnh tụ khởi nghĩa chống Pháp nào?

Tạ Công Luyện
Tạ Hiện
Cao Thắng
Phan Đình Phùng

Chính xác

Đại tá Tạ Quốc Minh, con trai cả của Anh hùng Tạ Quốc Luật, cho biết gia đình ông có truyền thống quân ngũ và là dòng dõi của cụ Tạ Hiện, một vị quan nhà Nguyễn đồng thời là lãnh tụ phong trào Cần Vương chống Pháp tại tỉnh Thái Bình.

Tạ Hiện hay Tạ Quang Hiện sinh năm 1841 tại thôn Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thụy Anh (nay thuộc huyện Thái Thụy), tỉnh Thái Bình. Ông làm quan dưới thời vua Tự Đức và giữ chức Đô thống quân vụ. Năm 1883, bất bình trước hòa ước của nhà Nguyễn với quân Pháp, ông trả ấn từ quan để phản đối, sau đó cùng Phan Huy Quang tập hợp nghĩa quân, lãnh đạo nhân dân tiếp tục chống giặc.

Cuộc khởi nghĩa của ông kéo dài từ 1883 đến 1887, diễn ra chủ yếu tại Thái Bình, Nam Định. Đây cũng là một phần của Phong trào Cần Vương chống Pháp, hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi. Hiện, tên ông được đặt cho con phố tại phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

3. Vị chỉ huy Pháp nào đã tự sát bằng lựu đạn tại trận Điện Biên Phủ?

Charles Piroth
Paul Pégot
Pierre Tourret
Maurice Chenel

Chính xác

Charles Piroth là sĩ quan Pháp được giao trọng trách Chỉ huy trưởng pháo binh của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Khi cấp trên đến thị sát, Piroth tuyên bố “đang có nhiều pháo hơn số cần thiết” và “các pháo thủ Pháp sẽ khiến pháo Việt Minh phải câm họng”.

Tuy nhiên, trước các thất bại của quân Pháp tại đồi Him Lam và Độc Lập, Piroth đã tự sát tại hầm chỉ huy vào đêm 15/3, thời điểm chiến dịch của Quân đội nhân dân Việt Nam mới bắt đầu.

4. Ngọn đồi nào gây trở ngại nhiều nhất cho quân đội Việt Nam, mất 39 ngày đêm để công phá?

Đồi D1
Đồi F
Đồi A1
Đồi E1

Chính xác

Đồi A1 cách Sở Chỉ (Hầm Đờ Cát) chỉ vài trăm mét và được quân Pháp xây dựng thành ổ đề kháng mạnh nhất trong toàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tại đây có hệ thống hầm ngầm vô cùng kiên cố, bố trí hỏa lực áp đảo với các ổ súng máy, lỗ châu mai để bên phòng ngự có thể dễ dàng chống lại các đợt tấn công.

Trong đợt tấn công lần 1 vào đêm 30/3, rạng sáng 1/4, Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm được nửa quả đồi. Phải đến ngày 6/5, đồi A1 mới hoàn toàn thất thủ nhờ khối bộc phá nặng 1 tấn được các chiến sĩ đào hầm và kích nổ để phá hệ thống công sự ngầm. Như vậy, trận chiến trên đồi A1 kéo dài tới 39 ngày đêm. Đây là nơi bộ đội chịu nhiều tổn thất nhất, nhưng cũng là đòn giáng quyết định khiến tham vọng của quân Pháp sụp đổ.

5. Giáo sư Hồ Đắc Di đã tặng vật dụng nào của tướng Đờ Cát cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam?

Chiếc bút
Khẩu súng ngắn
Cây gậy
Chiếc mũ

Chính xác

Trước khi lên đến cấp tướng, Đờ Cát từng bị quân ta phục kích, thương nặng khiến gãy hai chân nên đi tập tễnh và phải chống gậy. Cây gậy vì vậy cũng gắn liền với hình ảnh tướng Đờ Cát tại chiến trường Điện Biên.

Cây gậy của tướng Đờ Cát khá đặc biệt, được làm bằng hợp kim nhôm, dài khoảng 85cm. Tay cầm là hai khung hình thang cân, khi chống thì gập lại. Thân gậy có một chốt sắt, có thể xòe mở thành chiếc ghế để ngồi nghỉ.

Sau khi quân Pháp bại trận, vật này được tướng Vương Thừa Vũ, bấy giờ là Tư lệnh Đại đoàn 308 – cánh quân tiên phong trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trao tặng cho Giáo sư Hồ Đắc Di nhân ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1054. Đến năm 1984, Giáo sư tặng lại cho Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Hiện cây gậy được trưng bày tại Phòng Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/chien-si-dan-dau-to-xung-kich-bat-song-tuong-do-cat-tai-dien-bien-phu-que-o-dau-2277912.html