Cách kiểm soát mỡ máu trong dịp Tết
Các món ăn truyền thống của Tết như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng, giò thủ, nem rán, thịt kho tàu, bia, rượu, nước ngọt…đều chứa nhiều cholesterol, chất béo, bột đường gây bất lợi cho sức khỏe nếu quá lạm dụng, đặc biệt với người có bệnh mỡ máu.
Với người bệnh mỡ máu, cần kiêng cữ thức ăn nhiều dầu mỡ, bánh - mứt – kẹo, đồ ngọt, đồ béo, nước ngọt, rượu bia…bởi nếu ăn nhiều thực phẩm nhiều béo, ăn quá no, thừa năng lượng sẽ gây nhiều hệ lụy.
Vậy, để người bệnh mỡ máu ăn Tết an toàn, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp và vừa đủ để các món ăn, thức uống đảm bảo không chỉ "ngon" mà còn phải "lành" là vô cùng quan trọng.
Lý do người bệnh rối loạn mỡ máu cần có chế độ ăn và sinh hoạt khoa học
Các món ăn truyền thống của Tết đều chứa nhiều cholesterol, chất béo, bột đường gây bất lợi cho sức khỏe nếu quá lạm dụng.
Bữa ăn có nhiều chất béo có thể dẫn đến rối loạn chức năng trong lòng động mạch từ 6 - 12 giờ sau khi ăn. Với việc hình thành các mảng xơ vữa trên động mạch, rối loạn mỡ máu còn có "họ hàng gần" với nhiều bệnh lý nguy hiểm như: cao huyết áp, đột quỵ tim, đột quỵ não, gan nhiễm mỡ, sỏi mật, gout…
Bởi thế, ngày tết mọi người vui vẻ ăn uống nhiều bữa hơn ngày thường với những thực phẩm có năng lượng cao. Kèm theo chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi không điều độ ít hoạt động thể lực là những yếu tố tác động xấu dễ dẫn đến việc rối loạn các thành phần mỡ máu. Đồng thời cơ thể mệt mỏi không hấp thụ cholesterol nên lượng dư thừa trong máu cao...
Nên sử dụng những thực phẩm "lành", ít calo trong dịp Tết để tránh nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu
Khuyến cáo để kiểm soát mỡ máu
Nếu người bệnh đang thực hiện chế độ ăn để giảm huyết áp hoặc giảm cholesterol, thì việc lựa chọn chu đáo thức ăn là rất quan trọng. Nguồn cung cấp chất béo bão hòa không có lợi cho sức khỏe số 1 trong chế độ ăn kiêng. Cũng hạn chế hoặc tránh các thực phẩm chiên, vịt, ngỗng, nước thịt và da từ thịt gà - những thứ này được nạp với chất béo bão hòa.
Cũng cần cân đối khẩu phần từ thịt, chỉ nên ăn 100g thịt mỗi ngày, thay vào đó tăng cường rau xanh, trái cây ít ngọt và uống đủ nước (2 lít/ngày).
Không nên dùng nhiều bánh chưng, bánh tét; các loại thức ăn khô như tôm khô, lạp xưởng, vịt muối, khô bò, khô cá ,...
Đặc biệt, trong việc phòng ngừa rối loạn mỡ máu, quan trọng hơn cả là giải quyết được vấn đề 80% lượng cholesterol do cơ thể tự tổng hợp, tức là làm sao để cơ thể tự điều hòa được việc sản sinh cholesterol và các thành phần mỡ máu ở mức cần thiết và có lợi.
Không bỏ bữa sáng; uống nhiều chất lỏng không chứa calo; và ăn những bữa ăn nhỏ. Mang theo đồ ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, rau và sữa chua không béo và chọn các loại bánh có chất xơ cao.
Đối với người có cholesterol cao cần tránh xa những thức ăn có nhiều phô mai hay thức ăn nhiều dầu mỡ. Tránh xa các loại bánh kẹo ngọt, quả sấy khô bởi nhiều đường.
Các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn bao gồm các loại hạt trong thực phẩm điều độ và nhiều chất xơ, cả hai đều thực sự có thể giúp giảm cholesterol nếu họ không bổ sung sữa đầy đủ chất béo. Chọn nhiều rau và giảm số lượng thịt.
Cần duy trì tập thể dục để tăng lượng cholesterol tốt (HDL): Ngay cả tết cũng cần duy trì tập thể dục nếu có thể để giảm mức cholesterol. Tập thể dục có thể giúp cân nặng không thay đổi do chế độ ăn giàu lượng calo có thể tiêu thụ trong các bữa tiệc ngày tết. Ngoài ra, tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng, cho dù đó là yoga hay đi bộ. Vì căng thẳng có thể giải phóng hormone trong cơ thể làm tăng mức cholesterol.
Tóm lại: Bên cạnh việc tiếp tục duy trì uống thuốc đúng giờ và đều đặn theo chỉ định của các bác sĩ người bệnh mỡ máu cao nên ăn chế độ ăn thanh đạm với các món ăn dễ tiêu, ít béo, ít đạm. Bổ sung vào chế độ ăn nước ép trái cây hoặc sinh tố rau củ. Tăng cường luyện tập thể thao nhất là các bài tập bụng có thể kiểm soát lượng mỡ trong máu hiệu quả.
Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cach-kiem-soat-mo-mau-trong-dip-tet-169240127102521164.htm