TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chính sách pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội

Sáng nay (11/5), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: Chính sách pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội.

Sáng nay (11/5), tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ (Lô CN 2 - Khu Công nghiệp Phú Nghĩa, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Chính sách pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”.

Đoàn viên, công nhân lao động dự buổi Đối thoại.

Đây là một trong nhiều hoạt động thiết thực của Báo Lao động Thủ đô và Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội thực hiện với phương châm hướng về cơ sở, vì đoàn viên, người lao động; chào mừng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; hướng tới chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và trả lời các câu hỏi của đoàn viên, người lao động và bạn đọc là các chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật, chính sách, bảo hiểm xã hội gồm: Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; Tiến sĩ Đỗ Thị Lan Chi - Phó Trưởng khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, Trường Đại học Công đoàn; ông Vũ Hồng Ngọc - Phó Viện trưởng, Viện Quản lý và phát triển năng lực tổ chức.

Đoàn viên, công nhân động dự buổi Đối thoại.

Công nhân, lao động sẵn sàng dự buổi Đối thoại.

8h30: Khai mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách

Dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Đình Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố, Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội; các ông: Nguyễn Văn Bình, Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; ông Nguyễn Công Kỷ, bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội; ông Đinh Hồng Lương - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ.

Đặc biệt, tham dự buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến có hơn 200 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân lao động đến từ Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố, Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội, báo Lao động Thủ đô và các chuyên gia tham dự buổi Đối thoại.

Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại, ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô cho biết: Với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động, khi tổ chức mỗi buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách, Ban tổ chức luôn chú trọng lựa chọn các chủ đề liên quan thiết thực đến đời sống, việc làm của người lao động. Trong đó, kiến thức về pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội, đặc biệt về các chế độ, chính sách như tiền lương, thu nhập, chế độ thai sản, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi… là những vấn đề Ban Tổ chức ưu tiên truyền thông tới công nhân, lao động.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi Đối thoại, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy đề nghị các đoàn viên, công nhân lao động tham dự chương trình hãy mạnh dạn, thẳng thắn nêu nhiều câu hỏi để tiếp tục cập nhật được những thông tin, kiến thức hữu ích nhất cho mình. Những vấn đề được nêu ra và giải đáp tại đây sẽ không chỉ tập trung ở không gian hội trường này, mà sẽ lan tỏa tới các tổ sản xuất để có nhiều công nhân lao động theo dõi, tương tác qua hệ thống trực tuyến của báo Lao động Thủ đô. Đồng chí cũng mong rằng, mỗi công nhân tham dự chương trình hôm nay sẽ là những tuyên truyền viên để truyền tải những kiến thức đã tiếp thu, tích lũy được đến đông đảo đồng nghiệp, để tất cả cùng nhau hiểu và nắm rõ những nội dung về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, chế độ, chính sách mà người lao động được thụ hưởng.

Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố và Ban Tổ chức tặng hoa các chuyên gia.

8h45: Hỏi đáp giữa đoàn viên Công đoàn, công nhân, lao động và các chuyên gia

Chuyên gia giải đáp các nội dung tại buổi Đối thoại.

Chị Dương Thị Hậu - Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh 3 tại Hà Nội hỏi: Trong danh mục nghề nặng nhọc độc hại ngành nông nghệp có quy định về nghề giết mổ heo. Vậy những người làm kỹ thuật cùng làm trong môi trường làm việc đó có được hưởng chế độ trợ cấp nặng nhọc, độc hại không?

Anh Khuất Trọng Tuyển - Công ty điện tử Giantsun Việt Nam hỏi: Bạn tôi đang bị công ty nợ bảo hiểm xã hội. Bạn tôi muốn chuyển công tác sang đơn vị khác, muốn chốt bảo hiểm xã hội ở công ty cũ, xin hỏi bạn tôi có thể tự đi chốt bảo hiểm xã hội được không? Thủ tục làm thế nào?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của người lao động.

Đoàn viên, công nhân, lao động lắng nghe giải đáp của các chuyên gia.

Chị Tô Thị Tuyến - Công ty May thời trang Star hỏi: Xin chuyên gia cho tôi biết, theo Luật Lao động hiện hành, lao động nữ được hưởng những chế độ chính sách gì?

Chuyên gia Vũ Hồng Ngọc - Phó Viện trưởng, Viện Quản lý và phát triển năng lực tổ chức trả lời câu hỏi của công nhân, lao động.

Anh Nguyễn Mạnh Cường - Công ty TNHH Tech hỏi: Xin hỏi, công ty có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không? Nếu công ty không tổ chức được thì công ty có chi tiền cho người lao động tự đi khám được không?

Tiến sĩ Đỗ Thị Lan Chi - Phó Trưởng khoa An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp, Trường Đại học Công đoàn trả lời câu hỏi của công nhân lao động.

Chị Trần Thị Thùy Vân - Công ty TNHH Elentec Viet Nam hỏi: Trong trường hợp công ty sắp xếp cho người lao động làm thêm giờ. Tuy nhiên, trên đường đi làm, người lao động bị tai nạn giao thông. Vậy, trường hợp này có được xem là tai nạn lao động không?

Chị Hoàng Thị Mai - Công CP Sản xuất và Thương mại phụ liệu ngành may Tam Niên hỏi: Xin chuyên gia cho tôi biết, Công ty có lao động trong thời gian nghỉ phép thì bị ốm nhập viện, vậy người lao động có được hưởng phụ cấp ốm đau không?

Chị Vũ Thị Dung - Công ty Mây tre Hà Linh hỏi: Một nam công nhân lao động có vợ sinh con bằng phương pháp sinh mổ vào ngày 30/4. Theo Luật, anh được nghỉ 7 ngày, nhưng vợ sinh con vào ngày nghỉ lễ thì anh ấy có được nghỉ bù thêm thời gian không?

Chị Ngô Thị Dịu - Công ty Cheewah hỏi: Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội thời gian 20 năm, giờ tôi muốn nghỉ việc thì có được rút bảo hiểm xã hội một lần không?

Anh Đặng Đình Trung - Công ty TNHH Kenmec Việt Nam hỏi: Với những lao động làm việc theo hợp đồng dài hạn, trước khi nghỉ việc phải báo trước bao lâu và làm thế nào để được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Chị Nguyễn Thị Thu - Công ty Thời trang Star hỏi: Xin chuyên gia cho biết, theo quy định mới, những đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu từ tháng 7/2024. Mức tăng cụ thể như thế nào?

9h45: Giao lưu với đoàn viên, công nhân, lao động

Ban Tổ chức trao phần thưởng cho công nhân, lao động có câu trả lời đúng phần giao lưu.

10h00: Đoàn viên, công nhân, lao động tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền - Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam hỏi: Trường hợp lao động nữ đi làm trước thời gian nghỉ thai sản thì thời gian này có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Chị Doãn Thị Mến - Công ty May thời trang Star hỏi: Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được hưởng chế độ gì khi đóng bảo hiểm xã hội?

Anh Lê Văn Long - Công ty CP Việt Nam hỏi: Trường hợp tôi đang trong thời gian nghỉ không lương, trên đường đi tôi bị tai nạn thì tôi có được dùng thẻ BHYT công ty phát để đi khám chữa bệnh không? Và có được chế độ tai nạn lao động không?

Chị Đỗ Thơm - Công ty CP Dược phẩm công nghệ cao Abipha hỏi: Xin chuyên gia cho biết, lao động nữ trong thời gian nghỉ sinh và đồng thời họ nghỉ làm việc luôn, đơn vị sử dụng lao động cũng đồng ý. Tuy nhiên, thời gian đó đã phát sinh đóng bảo hiểm xã hội, Vậy, trong tháng đó, người sử dụng lao động có phải nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động không?

Chị Vũ Thị Hương Nhu - Công ty chế biến sản phẩm thịt Hà Nội hỏi: Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên 15 năm thì chế độ tử tuất cho thân nhân được tính như thế nào?

Chị Phạm Thị Trang - Công TNHH Vietnergy hỏi: Quyền lợi về an toàn vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được quy định như thế nào? Đoàn viên Công đoàn bị tai nạn lao động trong đơn vị thì chế độ trong thời gian người đó nghỉ để điều trị như thế nào?

Chị Đỗ Thị Quý Thu - Công ty RSK Việt Nam hỏi: Người lao động trong thời gian nghỉ thai sản bị ốm hoặc con ốm thì có được hưởng chế độ ốm đau hay không? Người nước ngoài đóng bảo hiểm xã hội, khi nghỉ việc họ về nước ngay, trường hợp này có thể linh động giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho họ hay không hay phải chờ một năm sau quay lại để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đó? Hiện tại, người lao động nước ngoài chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp, khi nào họ được tham gia bảo hiểm thất nghiệp như người Việt Nam?

Đoàn viên, công nhân, lao động lắng nghe giải đáp từ các chuyên gia.

10h45: Bế mạc chương trình

Phát biểu bế mạc buổi Đối thoại, ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội nhấn mạnh, sau hơn 2 giờ làm việc, buổi Giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách phối hợp với báo Lao động Thủ đô đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Hàng trăm công nhân lao động đã được các chuyên gia giàu kinh nghiệm giải đáp những vướng mắc phát sinh trong quan hệ lao động; từ đó người lao động được nâng cao kiến thức, áp dụng vào quá trình làm việc, bảo vệ quyền lợi và đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.

Nhóm P.V

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/truc-tuyen-hinh-anh-doi-thoai-ve-chinh-sach-phap-luat-lao-dong-va-bao-hiem-xa-hoi-170463.html