Trẻ cần điểm tựa về tâm lý để thoát khỏi bạo lực học đường

Thời gian gần đây, vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận đặc biệt quan tâm với nhiều vụ việc thương tâm. Khi trẻ bị bắt nạt, nếu người lớn im lặng hoặc thờ ơ cũng là một dạng bạo lực. Hãy cùng chúng tôi lắng nghe ý kiến của chuyên gia về vấn đề này.

Một môi trường học đường lành mạnh, đẩy lùi "bắt nạt học đường" luôn cần sự chung tay của bố mẹ, nhà trường và cả xã hội. Vì thế, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ tư vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng và là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Một đứa trẻ bị bắt nạt sẽ bộc lộ qua những biểu hiện khác nhau. Điều quan trọng là liệu người lớn có đủ quan tâm để nhìn thấy các biểu hiện đó ở trẻ hay không. Khi đã thấy, đã biết thì cần có những hành động gì để bảo vệ trẻ? Và nếu con em mình là người mắc lỗi, phụ huynh cũng cần có cách ứng xử nghiêm khắc, chuẩn mực để trẻ nhận thức đúng đắn về hành vi sai phạm của mình.

Không chỉ những học sinh đi đến con đường cùng vì nghĩ quẩn, ngoài kia rất nhiều học sinh hàng ngày đang sống trong nỗi sợ hãi, đau khổ, bế tắc vì bạo lực học đường. Các em cần lắm một bàn tay và sự thấu hiệu của cả xã hội.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Thực hiện : Phan Hằng Đỗ Minh Hồng Dũng

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/tre-can-diem-tua-ve-tam-ly-de-thoat-khoi-bao-luc-hoc-duong