Làn sóng sa thải nhân viên quy mô lớn nhất trong lịch sử, điều gì đang xảy ra với các 'gã khổng lồ' công nghệ Mỹ?
Ngành công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số thế giới, đồng thời là biểu tượng thịnh vượng của Mỹ rốt cuộc đang xảy ra điều gì? Từ khóa lột tả nguyên nhân của hiện tượng này là 'khủng hoảng tuổi trung niên'.
"Khủng hoảng tuổi trung niên"
Sự thay đổi cục diện được thể hiện ở việc sa thải nhân viên quy mô lớn nhất trong lịch sử, các "gã khổng lồ" công nghệ thông tin Google, Meta (Facebook), Amazon, Microsoft… được gọi là “GAFAM” dường như lao dốc tập thể, kế hoạch sa thải nhân viên vẫn chưa dừng lại sau khi bước vào năm 2023.
Ngành công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số thế giới, đồng thời là biểu tượng thịnh vượng của Mỹ rốt cuộc đang xảy ra điều gì? Từ khóa lột tả nguyên nhân của hiện tượng này là "khủng hoảng tuổi trung niên".
Tạp chí The Atlantic của Mỹ bình luận, “sau khi chinh phục ngọn núi ý nghĩa và quan trọng nhất, họ đang cảm thấy chật vật trong việc tìm kiếm mục tiêu mới”. Trong khi đó, Bloomberg News lại nhấn mạnh “đang bị vây hãm và quấy nhiễu của lập trường dao động liên tục, sự quyết đoán bốc đồng và hối hận mạnh mẽ”.
"Khủng hoảng tuổi trung niên" chỉ trạng thái tinh thần tự cảm nhận được sự lão hóa, mất năng lượng. Bởi vì đã bước qua bước ngoặt của đời người, nên cảm thấy dao động đối với phương thức sống. Ở Mỹ, từ cuối năm 2022, những bình luận so sánh các doanh nghiệp công nghệ với những người trung niên rơi vào trạng thái lúng túng khó xử đang ngày càng tăng.
"Boomerang Covid-19" gây nên ảnh hưởng
Xét về ngắn hạn, có nhiều lời giải thích cho rằng các đợt sa thải nhân viên liên tiếp hiện nay chỉ đơn giản là do môi trường bất lợi chồng chất.
Để tương xứng với tốc độ tăng trưởng chóng mặt trong 2 năm qua, một nhận định khác hoàn toàn với thực tế đối diện hiện nay đã được đưa ra, giống như giải thích của Sundar Pichai - Giám đốc điều hành Google đã sa thải 12.000 nhân viên, đặc biệt là “Boomerang Covid-19” vây hãm và quấy nhiễu các doanh nghiệp.
Dịch Covid-19 thúc đẩy hình thức làm việc từ xa trở nên phổ biến, các doanh nghiệp đặt cược vào việc tăng cường sử dụng dịch vụ của mình, tranh nhau tuyển dụng số lượng lớn. Tuy nhiên, các nhu cầu đặc biệt có liên quan đã trở thành dĩ vãng.
Bên cạnh đó, động thái lãi suất tăng nhanh, tiền tệ nới lỏng bị cắt đứt dù chúng là không thể thiếu đối với những hoạt động kinh doanh mới. Hiệu suất tăng trưởng chậm lại, sự thất vọng của cổ đông không ngừng tích tụ. Các nhà điều hành mất đi sự bình tĩnh và thoải mái ban đầu đối với tăng trưởng dài hạn. Để hỗ trợ giá cổ phiếu, họ phải cắt giảm chi phí, bao gồm chi phí nhân công để vượt qua khó khăn.
Ba thay đổi lớn
Vấn đề là ở chỗ tại sao những hiệu ứng dây chuyền tiêu cực này lại lan rộng khắp toàn ngành trong chốc lát? Bối cảnh đằng sau là sự thay đổi mang tính kết cấu không thể xem nhẹ do dịch Covid-19 và lạm phát gây nên, cũng như cuộc "khủng khoảng tuổi trung niên" tác động đến các doanh nghiệp.
Xoay quanh ngành công nghệ Mỹ, đặc biệt là những "gã khổng lồ" công nghệ, ba thay đổi lớn đang làm lung lay nền tảng của họ một cách cơ bản.
Thứ nhất là sự chín muồi của thị trường. Google thao túng 90% tìm kiếm toàn cầu, hơn 2 tỷ thiết bị đầu cuối của Apple phổ biến ở các nước trên thế giới. Facebook của Meta mỗi tháng có 3 tỷ người sử dụng, chỉ riêng Amazon đã đảm nhận 40% thương mại điện tử của cường quốc tiêu dùng Mỹ.
Các doanh nghiệp đều trở nên quá lớn, sự thôn tính lẫn nhau trong lĩnh vực kinh doanh ngày càng nghiêm trọng, không thể tiếp tục hành động như trước đây khi có thể nhắm vào các thị trường "đại dương xanh" (thị trường chưa khai thác).
Thứ hai là khủng hoảng nội bộ, thay đổi văn hóa do quy mô phát triển vượt bậc cũng đang gia tăng.
Nhà đồng sáng lập Google Lawrence Edward Larry Page từng nói rằng “sẽ không trở thành doanh nghiệp loại hình truyền thống”. Google khởi đầu từ đó, hiện nay đã tuyển dụng 190.000 nhân viên, bao gồm các doanh nghiệp anh em.
Văn phòng làm việc của họ giống như một địa điểm giải trí có bố trí một quán ăn tự động miễn phí, các đãi ngộ phúc lợi xã hội như bảo hiểm y tế cũng rất hào phóng. Dựa vào môi trường làm việc mới từng thịnh hành một thời, nhưng hiện nay ngay cả thịt bò cho bữa trưa cũng bị phản đối. Bộ Quốc phòng Mỹ và lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và người máy có mối quan hệ gần gũi dẫn đến phong trào phản đối quy mô lớn.
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với các chính phủ cũng trở nên bí hiểm.
Thứ ba chính là mạng lưới giám sát toàn cầu. Không chỉ giới hạn ở châu Âu, nơi dẫn đầu về một loạt quy định giám sát ngành công nghệ. Bộ Tư pháp Mỹ cuối cùng cũng khởi kiện đối với hoạt động quảng cáo trực tuyến của Google, yêu cầu phân tách. Ngay cả khi các doanh nghiệp chủ chốt triển khai hoạt động lobby tốn kém nhất trong lịch sử, thì tình hình cũng không thay đổi.
Dịch vụ của các doanh nghiệp hiện nay đang gây nên ảnh hưởng đến chính trị và xã hội của các nước. Thời kỳ thể hiện phong cách thung lũng Silicon, tự do kinh doanh đã không còn nữa.
Vòng đời các doanh nghiệp chủ chốt của Mỹ ngày càng ngắn
Theo dữ liệu của công ty tư vấn Innosight (Mỹ), vòng đời của 500 doanh nghiệp chủ chốt tạo nên chỉ số S&P 500 ngày càng ngắn. “Tuổi thọ trung bình” vào nửa cuối thập niên 1970 là 30-35 năm, nhưng sẽ rút xuống còn 15-20 năm trong 10 năm tới.
Meta 19 tuổi, Google 24 tuổi, Amazon 28 tuổi, Apple 46 tuổi, Microsoft 47 tuổi… Trong nền kinh tế Mỹ, nơi các nhân vật chính canh tranh thay đổi dữ dội, các doanh nghiệp đều đã không còn trẻ. Ngược lại, đang hướng đến cục diện không có gì đáng ngạc nhiên ngay cả khi được coi là đã qua thời hoàng kim.
Các doanh nghiệp công nghệ đã thúc đẩy cuộc các mạng thông tin mới dựa trên điện thoại thông minh và APP, tất cả lĩnh vực như quảng cáo, giải trí và tài chính… đều bị thay đổi. Cũng chính vì những thành tựu to lớn đạt được trước đó, nên chậm chạp trong việc tìm ra đỉnh núi thách thức tiếp theo.
Sự lúng túng mà các "gã khổng lồ" công nghệ đối diện còn có thể cảm nhận được từ sự lần lượt chuyển đổi của các doanh nhân tên tuổi.
Để thúc đẩy dự án phát triển không gian, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos đã từ chức Giám đốc điều hành, trong khi người biến Meta trở thành "gã khổng lồ" quảng cáo trực tuyến Sheryl Sandberg cũng rút lui. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã trèo lên những đỉnh núi cao và hiểm trở lần lượt rời khỏi các doanh nghiệp công nghệ. Xu hướng này ít nhiều có liên quan đến tình trạng rối rắm của toàn ngành.
Điều đáng quan ngại là các dự án của Chương trình đưa tàu vũ trụ lên Mặt Trăng (Moonshot) gánh vác tương lai cũng lần lượt tiêu tan. Chẳng hạn, mùa Thu năm 2022 Amazon đã thu hẹp đáng kể viện nghiên cứu bí mật nội bộ, hủy một số kế hoạch liên quan đến năng lượng và môi trường.
Nếu các doanh nghiệp công nghệ mất đi ước mơ và hoài bão, thì sẽ còn lại gì? Được biết, để cứu giúp người nhà bị bệnh, các cựu nhân viên làm việc tại cơ sở New York của Google đã nhảy sang các doanh nghiệp liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
Liệu các nhân tài rời khỏi những "gã khổng lồ" công nghệ già cỗi có thể gieo hạt giống mới ở các nơi khác hay không? Không chỉ là Mỹ, mà điều này còn liên quan đến tương lai của kinh tế thế giới.