Kinh nghiệm trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi ở Yên Mô

Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bùng phát gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi của tỉnh nói chung, huyện Yên Mô nói riêng. Toàn huyện có trên 14 nghìn con lợn mắc bệnh bị tiêu hủy, tổng trọng lượng trên 900 tấn. Sau 1 năm nỗ lực chống dịch, huyện Yên Mô đã công bố hết DTLCP. Qua công tác phòng, chống DTLCP, Yên Mô đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong phòng, chống các bệnh dịch truyền nhiễm, đồng thời đặt ra những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh tái đàn, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển ổn định.

Tiêu độc khử trùng tại trang trại của Doanh nghiệp tư nhân Điền Hưng Thịnh, xã Yên Mạc (Yên Mô).

Theo báocáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Mô, cuối tháng 4/2019, DTLCP xuấthiện đầu tiên ở xã Khánh Thượng, sau đó lây lan nhanh ra 17/17 xã, thị trấn vơí2.177 hộ chăn nuôi bị thiệt hại.

Ông Phạm Trọng Nguyên, Trưởng Phòng Nôngnghiệp và PTNT huyện Yên Mô cho biết: Để dập DTLCP hiệu quả, cả hệ thống chínhtrị đã cùng vào cuộc. Từ tháng 4 năm 2019 đến nay, các cấp, các ngành của huyệnluôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống bệnh DTLCP.

Trong thời gian có dịch, lãnh đạo huyện, cán bộ, công chức của Phòng Nôngnghiệp và PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y thường xuyên kiểm tra, giám sát chặtchẽ công tác phòng, chống dịch ở cơ sở, nhất là ở các xã chăn nuôi quy mô lớn,đơn vị có nhiều hộ chăn nuôi lợn, hộ có lợn bị ốm chết phải tiêu hủy để giảiquyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn đãkịp thời phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chốngdịch, nhất là khoanh vùng dập dịch ngay tại hộ chăn nuôi. Đồng thời hướng dẫn biệnpháp phòng, chống, tập trung vào vệ sinh, tiêu độc khử trùng ngăn ngừa virusDTLCP lây lan.

Tại các xã,thị trấn có dịch, cấp ủy, chính quyền cùng trực tiếp tham gia chỉ đạo công tácphòng, chống dịch. Phần lớn các địaphương đều huy động lực lượng công chức, công an, quân sự, tổ chức chính trị xãhội… tham gia xử lý tiêu hủy lợn bệnh.

Như xã Mai Sơn đã huy động các lực lượngcùng tham gia tiêu hủy 530 con lợn với trọng lượng trên 37 nghìn kg. Đồng thơìtham gia tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm các biện phápphòng chống, dập dịch và kiểm tra, giám giát việc chấp hành các quy định phòng,chống dịch tại 6 cơ sở giết mổ lợn trên địa bàn.

Với nhiêùkhó khăn nhưng các cấp, ngành chức năng trên địa bàn huyện đã tranh thủ và huyđộng mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch. Chỉ tính riêng nguồn hoáchất phục vụ khử trùng, tiêu độc từ nguồn tỉnh hỗ trợ cấp cho các địa phươngcủa Yên Mô chống dịch lên đến 13.682 lít.

Cùng với đó, huyện đã cấp kinh phí hỗtrợ cho các đơn vị chuyên môn, các xã, thị trấn thực hiện công tác tiêu hủy,hoạt động phòng, chống bệnh DTLCP với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng. Ngoài sự hỗtrợ của tỉnh, của huyện, các xã, thị trấn đã hỗ trợ trên 3,5 tỷ đồng cho nhânviên thú y, người trực tiếp tham gia công tác tiêu hủy lợn, thuê máy xúc, xevận chuyển, mua vôi bột, hóa chất, bạt….

Cùng vơícác cấp, các ngành, sự chủ động của người dân đã góp phần thực hiện tốt côngtác phòng, chống dịch. Qua công tác thông tin, tuyên truyền, các hộ chăn nuôiđều nâng cao ý thức, trách nhiệm phòng, chống, ngăn ngừa dịch bệnh. Nhất là tạinhững trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô lớn đã áp dụng các biện pháp phòngvà cách ly nghiêm ngặt, tránh mầm bệnh lây lan. Điển hình như trang trại củaDoanh nghiệp tư nhân Điền Hưng Thịnh (xã Yên Mạc) là một trong số ít cơ sở bảovệ thành công đàn lợn lên tới trên 1.000 con trong công tác chống dịch vừa qua.

Anh Hoàng Văn Điền, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Điền Hưng Thịnh cho biết:Kinh nghiệm trong nhiều năm cho thấy, việc chủ động phòng dịch của người chănnuôi rất quan trọng. Tại trang trại của doanh nghiệp, công tác phòng, chốngDTLCP được thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình kỹ thuật về phun khử trùng, vệsinh chuồng trại, chăm sóc, cho ăn, bổ sung vitamin và khoáng chất cho connuôi... Mọi hoạt động đều diễn ra ngay trong trang trại và theo quy trình khépkín. Người lao động được bố trí ăn ở ngay tại trang trại, không ra ngoài, tránhmang mầm bệnh về.

Bên cạnhnhững kết quả đã đạt được, huyện Yên Mô cũng nhận thấy việc chống dịch vẫn cònnhững tồn tại, hạn chế. Bệnh DTLCP chưa có vắc xin tiêm phòng và thuốc điêùtrị, trong khi chăn nuôi lợn trên địa bàn chủ yếu là nhỏ lẻ, chưa đảm bảo antoàn sinh học, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh, khó kiểm soát.

Dịch bệnh xuấthiện rải rác, liên tục trong thời gian dài và kinh phí thuê máy xúc, xe vậnchuyển, chi trả thù lao cho các thành viên tham gia tiêu hủy lợn của các xã,thị trấn khá lớn, trong khi nguồn ngân sách dự phòng của các đơn vị rất thấp.Giá hỗ trợ tiêu hủy lợn cơ bản thấp hơn so với giá thị trường nên dễ xảy ratình trạng bán chạy khi có lợn ốm, nhất là giai đoạn có chênh lệch giá cao, gâykhó khăn cho công tác kiểm soát.

“Hiện chănnuôi lợn vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, gópphần nâng cao thu nhập cho người dân. Do vậy, ngay sau khi công bố hết DTLCP,huyện Yên Mô giao các đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương tiếp tụctheo dõi chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổ chức vệ sinh tiêu độc, khử trùng ngănngừa dịch bệnh tái phát, đồng thời hướngdẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảovệ đàn vật nuôi hiện có và tổ chức tái đàn lợn đảm bảo vệ sinh thú y, an toànsinh học” ông Phạm Trọng Nguyên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Môcho biết thêm.

Bài, ảnh:Hồng Giang

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/kinh-nghiem-trong-phong-chong-dich-ta-lun-chau-phi-o-yen-mo-2020042308014186p2c21.htm