Đưa Thái Nguyên trở thành vùng trọng điểm, trung tâm chế biến chè

Theo Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thái Nguyên được chọn là vùng trọng điểm phát triển một số cây công nghiệp, chủ lực là cây chè gắn với chế biến và tiêu thụ, đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chế biến chè.

Hợp tác xã chè Hảo Đạt, xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên) đã tập trung nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu có uy tín về sản xuất, tiêu thụ chè của tỉnh.

Hợp tác xã chè Hảo Đạt, xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên) đã tập trung nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu có uy tín về sản xuất, tiêu thụ chè của tỉnh.

Cây chè đóng góp quan trọng trong cơ cấu và giá trị kinh tế của ngành Nông nghiệp Thái Nguyên. Đồng chí có thể cho biết những định hướng của tỉnh trong phát triển cây công nghiệp đầy tiềm năng này trong thời gian tới?

Chè được xác định là cây trồng chủ lực, thế mạnh và có đóng góp quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Năm 2023, giá trị sản xuất chè chiếm 45% giá trị sản xuất trồng trọt, chiếm trên 22% giá trị sản xuất nông nghiệp. Diện tích chè toàn tỉnh hiện có gần 22.500ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 267,5 nghìn tấn/năm, giá trị sản phẩm trà đạt 12,3 nghìn tỷ đồng. Để bảo vệ diện tích đất trồng chè, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố rà soát lại quy hoạch, không quy hoạch các dự án khác vào khu vực bảo vệ, phát triển vùng trồng chè của địa phương, trừ các dự án trọng điểm của tỉnh và các dự án quan trọng cấp quốc gia... Về chế biến, tỉnh có cơ chế khuyến khích hộ sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tập trung chế biến sâu, đa dạng sản phẩm; nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; tập trung xây dựng vùng nguyên liệu chè búp tươi an toàn VietGAP, hữu cơ, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế, gắn với quản lý và phát triển hiệu quả giá trị thương hiệu “Chè Thái Nguyên”.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hạn chế lớn nhất của Thái Nguyên là vùng nguyên liệu manh mún, mô hình sản xuất nhỏ lẻ dẫn tới việc quản lý chất lượng chè gặp nhiều khó khăn. Những hạn chế Hợp tác xã chè Hảo Đạt, xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên) đã tập trung nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu có uy tín về sản xuất, tiêu thụ chè của tỉnh. nêu trên cần khắc phục như thế nào thưa đồng chí?

Nhiều năm qua, tỉnh đã quan tâm, tập trung ưu tiên các nguồn lực cho đầu tư phát triển cây chè. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/ TU về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh đã ban hành, triển khai các đề án phát triển chè bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên... Tuy nhiên, sản xuất chè vẫn ở quy mô hộ là chủ yếu, các HTX quy mô sản xuất còn nhỏ, số lượng hộ làm chè tham gia HTX đạt thấp, nhiều HTX gặp khó khăn trong khâu tổ chức sản xuất nên hiệu quả chưa cao. Để khắc phục những khó khăn trên, ngành Nông nghiệp đã và đang phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tích cực tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai, đẩy mạnh phát triển HTX, nhất là liên hiệp các HTX chè để sản xuất theo chuỗi, thống nhất trong áp dụng quy trình sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ chè, tạo sản phẩm đồng đều về chất lượng, mẫu mã, nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng sản phẩm trà. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chè bền vững; gắn sản xuất chè với giới thiệu, quảng bá xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, phát triển du lịch vùng chè.

Để nâng cao giá trị của cây chè, trở thành trung tâm chế biến chè của vùng trung du và miền núi phía Bắc, thời gian tới Sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh những giải pháp gì nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch, tổ chức, quản lý gắn với chế biến chè theo chuỗi giá trị, thưa đồng chí?

Trong thời gian tới, Ngành Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây chè, hoàn thành mục tiêu các nghị quyết, đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025, diện tích chè đạt 23.500ha, trong đó diện tích chè giống mới chiếm 85% tổng diện tích chè toàn tỉnh; sản lượng chè búp tươi đạt 273.000 tấn; giá trị sản phẩm trên 1ha đất trồng chè đạt 350 triệu đồng/ha. Ngành sẽ tiếp tục thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mở rộng diện tích trồng chè, hình thành các vùng sản xuất chè tập trung; đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất chế biến, bảo quản nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm trà; phát triển và nâng cao hiệu quả các HTX, liên hiệp HTX tại các vùng sản xuất chè; xây dựng và thực hiện hiệu quả việc hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, HTX và nông hộ chè trong sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm gắn với chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Cùng với đó, tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư, triển khai hiệu quả các chính sách phát triển chè bền vững...

Xin cảm ơn đồng chí!

Nguồn Thái Nguyên: https://baothainguyen.vn/thoi-su-trong-tinh/phong-van-doi-thoai/202406/dua-thai-nguyen-tro-thanh-vung-trong-diem-trung-tam-che-bien-che-a580178/