Cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật Nga-Belarus bước vào giai đoạn quyết định

Quân đội Nga và Belarus đang tiến hành giai đoạn huấn luyện mới có tính chất quyết định cho lực lượng hạt nhân chiến thuật.

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho biết, Quân đội Nga và Belarus nên giải quyết vấn đề chuẩn bị chung cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật (phi chiến lược) trong tình huống chiến đấu.

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho biết, Quân đội Nga và Belarus nên giải quyết vấn đề chuẩn bị chung cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật (phi chiến lược) trong tình huống chiến đấu.

Liên bang Nga tuyên bố mục đích của cuộc tập trận là hỗ trợ sự sẵn sàng của nhân sự và trang thiết bị trong trường hợp sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật “với mục đích đảm bảo vô điều kiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước Liên minh”.

Liên bang Nga tuyên bố mục đích của cuộc tập trận là hỗ trợ sự sẵn sàng của nhân sự và trang thiết bị trong trường hợp sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật “với mục đích đảm bảo vô điều kiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước Liên minh”.

Trong giai đoạn đầu của cuộc tập trận bắt đầu vào ngày 21/5, Quân đội Nga đã thực hành bí mật sử dụng tổ hợp Iskander trong khu vực phóng tên lửa

Trong giai đoạn đầu của cuộc tập trận bắt đầu vào ngày 21/5, Quân đội Nga đã thực hành bí mật sử dụng tổ hợp Iskander trong khu vực phóng tên lửa

Trước đó, Belarus bắt đầu thử nghiệm phương tiện mang vũ khí hạt nhân chiến thuật vào ngày 7/5, đó là các phương tiện do Nga cung cấp trước đó.

Trước đó, Belarus bắt đầu thử nghiệm phương tiện mang vũ khí hạt nhân chiến thuật vào ngày 7/5, đó là các phương tiện do Nga cung cấp trước đó.

Cần nói thêm, vào ngày 6/5, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố tổ chức giai đoạn đầu tiên huấn luyện lực lượng hạt nhân phi chiến lược.

Cần nói thêm, vào ngày 6/5, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố tổ chức giai đoạn đầu tiên huấn luyện lực lượng hạt nhân phi chiến lược.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết vào thời điểm đó rằng sự kiện được "khởi động" bởi những tuyên bố gần đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Ngoại trưởng Anh David Cameron và các đại diện của Mỹ.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết vào thời điểm đó rằng sự kiện được "khởi động" bởi những tuyên bố gần đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Ngoại trưởng Anh David Cameron và các đại diện của Mỹ.

Vũ khí hạt nhân phi chiến lược (chiến thuật) là đạn hạt nhân công suất nhỏ, phương tiện phóng của chúng là tên lửa có tầm bắn ngắn hơn ICBM chiến lược.

Vũ khí hạt nhân phi chiến lược (chiến thuật) là đạn hạt nhân công suất nhỏ, phương tiện phóng của chúng là tên lửa có tầm bắn ngắn hơn ICBM chiến lược.

Tổ hợp tên lửa Iskander có thể sử dụng để mang vũ khí hạt nhân chiến thuật, những hệ thống này gần đây đã được đặt ở Belarus theo thỏa thuận giữa Moskva và Minsk.

Tổ hợp tên lửa Iskander có thể sử dụng để mang vũ khí hạt nhân chiến thuật, những hệ thống này gần đây đã được đặt ở Belarus theo thỏa thuận giữa Moskva và Minsk.

Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các nước phương Tây đã bày tỏ lo ngại về khả năng Moskva sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, đặc biệt là trong trường hợp gặp thất bại trên mặt trận.

Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các nước phương Tây đã bày tỏ lo ngại về khả năng Moskva sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, đặc biệt là trong trường hợp gặp thất bại trên mặt trận.

Học thuyết quân sự của Nga quy định khả năng sử dụng lực lượng hạt nhân trước tiên trong trường hợp có "mối đe dọa đối với sự tồn vong của nhà nước".

Học thuyết quân sự của Nga quy định khả năng sử dụng lực lượng hạt nhân trước tiên trong trường hợp có "mối đe dọa đối với sự tồn vong của nhà nước".

Tuy vậy theo Moskva, sự kiện trên nhằm đáp trả các hoạt động gia tăng tiềm lực hạt nhân của Mỹ và NATO tại các địa điểm sát biên giới nước này.

Tuy vậy theo Moskva, sự kiện trên nhằm đáp trả các hoạt động gia tăng tiềm lực hạt nhân của Mỹ và NATO tại các địa điểm sát biên giới nước này.

Những gì diễn ra đang khiến thế giới lo ngại, bởi bầu không khí căng thẳng tại châu Âu được so sánh ngang với thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.

Những gì diễn ra đang khiến thế giới lo ngại, bởi bầu không khí căng thẳng tại châu Âu được so sánh ngang với thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/cuoc-tap-tran-hat-nhan-chien-thuat-nga-belarus-buoc-vao-giai-doan-quyet-dinh-post579442.antd