Bước đột phá, mở đường cho văn hóa phát triển

Đã gần hai tuần trôi qua nhưng dư âm của Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức vẫn còn vang vọng bởi tầm vóc và ý nghĩa của nó.

Các tổ chức đoàn thể biểu diễn văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thủy lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

(baophutho.vn) - Đã gần hai tuần trôi qua nhưng dư âm của Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức vẫn còn vang vọng bởi tầm vóc và ý nghĩa của nó. Sau 75 năm kể từ Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất 1946 đến nay mới lại có Hội nghị văn hóa được tổ chức quy mô lớn như thế này. Điều tạo nên âm hưởng, sức hút từ Hội nghị chính là việc không chỉ kế thừa tinh hoa tư tưởng “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ hơn bẩy thập niên trước, mà Hội nghị còn hàm chứa hệ thống những quan điểm sâu sắc, đổi mới, nội dung bao quát, thấm đẫm hơi thở thực tiễn, đặc biệt là bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mang tính hoạch định, tạo bước đột phá, dẫn lối, mở đường cho sự phát triển của văn hóa trong thời đại mới.

Từ diễn đàn Hội nghị, bức tranh tổng thể về văn hóa hiện lên với đa dạng sắc màu, nổi bật là những thành tựu, đóng góp to lớn của nền văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng vào sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định văn hóa là một mặt trận quan trọng, “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, văn hóa Việt Nam mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm kế thừa, phát triển tư duy lý luận về văn hóa và chăm lo phát triển văn hóa, con người Việt Nam, coi văn hóa là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế và thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc.

Thực hành nghi thức rước kiệu trong lễ hội Đền Du Yến, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba. Ảnh Tư liệuNhìn lại những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là trong 35 năm đổi mới gần đây, có thể thấy, nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực, các loại hình; các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn, phát triển. Văn hóa trong chính trị, trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực. Công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa có bước khởi sắc. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới. Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội... như đánh giá khái quát của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Mặc dù vậy, để khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhất là đứng trước thời cơ và thách thức mới, yêu cầu, đòi hỏi khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là tiếp tục xây dựng, giữ gìn, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển”, “soi đường cho quốc dân đi”; phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI, Tổng Bí thư đã chỉ ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, 4 giải pháp quan trọng có thể coi là “kim chỉ nam”, dẫn lối, đưa đường, tạo động lực cho việc chấn hưng, bước phát triển mới của văn hóa và xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới, đưa quan điểm xây dựng văn hóa của Đảng thực sự thấm sâu vào đời sống xã hội, vào mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.Từ tầm nhìn và tư duy chiến lược, Tổng Bí thư yêu cầu, cần khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; phát huy cao độ những giá trị văn hóa, tạo nguồn lực nội sinh, động lực đột phá thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Đi cùng với đó, xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân.Theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, cần phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân; phát triển các phong trào văn hóa sâu rộng, thực chất; phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, người làm công tác văn hóa. Đặc biệt, phải chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh; xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số…Trong những giải pháp mở đường mà Tổng Bí thư chỉ đạo có yêu cầu tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước về văn hóa, khắc phục tư tưởng “duy kinh tế”, chỉ tập trung cho kinh tế mà ít quan tâm đến văn hóa, quán triệt nghiêm túc quan điểm “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ làm công tác văn hóa, văn học, nghệ thuật; bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; phát triển “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam…Ở quê hương Đất Tổ Vua Hùng, văn hóa đã thực sự trở thành “lực lượng quan trọng, sức mạnh nội sinh to lớn”, đóng góp tích cực cho sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc, xây dựng, bảo vệ đất nước, khẳng định vai trò là “nền tảng tinh thần của xã hội”. Không chỉ vinh dự là nơi diễn ra Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai (từ ngày 16 đến 20/7/1948 tại xã Đào Giã, huyện Thanh Ba), Phú Thọ còn là “Thủ đô của văn nghệ kháng chiến”, nơi ra đời những tác phẩm thi ca, âm nhạc, văn học, nghệ thuật bất hủ của các văn nghệ sĩ nổi tiếng cả nước. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 khẳng định “xây dựng và phát huy giá trị văn hóa vùng Đất Tổ” càng tiếp thêm sức mạnh để văn hóa vượt lên, góp phần “tạo bước chuyển biến, tiến bộ mới, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, ghi một dấu mốc mới trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới” như mong muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc vừa qua.Thành công của Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đã kịp thời động viên, cổ vũ, khích lệ các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất ý chí, hành động; liên kết các lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ trong và ngoài nước tạo thành một mặt trận đồng lòng, dốc sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Hoàng Anh

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/van-de-hom-nay/202112/buoc-dot-pha-mo-duong-cho-van-hoa-phat-trien-181392