Các quốc gia tham gia hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Baku (COP29), Azerbaijan, đã đạt được thỏa thuận vào thứ Bảy về mục tiêu tài chính toàn cầu nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Từ cuối tháng 9 đến tháng 10, thế giới đã trải qua tới 4 siêu bão, gây ra những hậu quả vô cùng thảm khốc tại nhiều quốc gia khác nhau. Sau khi Yagi tàn phá nhiều quốc gia châu Á, lần lượt đến Helene, Milton đổ bộ vào Mỹ. Tại Trung Âu, bão Boris cũng gây ra đợt ngập lụt 'trăm năm' mới có một lần. Các nhà khí tượng Mỹ cho rằng, chúng ta đang phải đương đầu với 'kỷ nguyên bão', khi mà những trận bão mùa thu đang ngày một dữ dội hơn.
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngày 20/11, viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Một số dự báo quan trọng về thời tiết mùa Đông năm nay thay đổi do khả năng La Nina xuất hiện đã giảm xuống, mà nếu La Nina xuất hiện thì cũng chỉ 'ngắn và yếu'. Vậy mùa Đông năm nay thời tiết sẽ thế nào?
Năm 2024 sẽ là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên ghi nhận nhiệt độ toàn cầu đạt mức tăng hơn 1,5 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp.
Theo báo cáo mới nhất được công bố của cơ quan khí hậu châu Âu, năm 2024 sẽ tiếp tục chứng kiến thêm một kỷ lục 'buồn' nữa được thiết lập ngay sau năm 2023 khi lần đầu tiên nền nhiệt toàn cầu đã chạm ngưỡng được cảnh báo.
Mùa bão 2024 chưa hẳn đã khép lại khi nước biển vẫn ấm, tạo điều kiện thuận lợi cho một siêu bão mạnh có thể hình thành bất ngờ.
Bão Milton, cơn bão cấp 5 - cấp cao nhất trong thang bão ở Mỹ, dự kiến sẽ đổ bộ vào bờ biển miền Trung Tây của tiểu Florida trong đêm 9/10. Những trận bão liên tiếp, cùng với những hệ lụy nghiêm trọng mà nó gây ra một lần nữa đặt ra bài toán về biến đổi khí hậu mà thế giới cần phải giải quyết.
Việc phân chia cấp độ bão hiện nay của Mỹ chưa thể xử lý được thách thức trong cảnh báo công chúng về rủi ro mà bão có thể gây ra cho đất liền, cũng như điều khiến chúng ngày càng nguy hiểm.
Các nhà khoa học cảnh báo biến đổi khí hậu đang làm tăng sức tàn phá của các cơn bão mạnh, như bão Helene đổ bộ vào Đông Nam nước Mỹ và bão Yagi hoành hành ở châu Á, lên mức chưa từng có.
Mặc dù cứu được hơn 500 người tại bang Bắc Carolina, nhưng số ca tử vong do bão Helene gây ra tại Mỹ vẫn đang gia tăng chóng mặt khi ít nhất 162 trường hợp thiệt mạng đã được ghi nhận.
Reuters dẫn nguồn tin từ Trung tâm Bão quốc gia (NHC) của Mỹ cho biết, cơn bão Helene đã mạnh lên, trở thành bão lớn vào sáng 25-9 (giờ địa phương), với sức gió mạnh nhất lên tới 130km/h khi di chuyển ở phía Đông vịnh Mexico, ngoài khơi Bán đảo Yucatan.
Do ảnh hưởng của hạn hán kỷ lục, Chính phủ Ecuador đã buộc phải thông báo ngừng cung cấp điện trong 9 giờ vào hôm qua (22/9), tại 12/24 tỉnh, thành phố. Hiện đã có tới 19 khu vực của quốc gia này bị đặt trong tình trạng báo động đỏ vì khô hạn.
Biến đổi khí hậu đang dẫn đến hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt ở 6 quốc gia châu Âu, khiến hàng nghìn người phải sơ tán trong khi mực nước tiếp tục dâng cao.
Sự xuất hiện của các cơn bão như siêu bão Yagi (bão số 3) càn quét qua Philippines, Trung Quốc và Việt Nam mang theo sự tàn phá trên diện rộng là bằng chứng mới nhất cho thấy tác động tiêu cực khó lường của biến đổi khí hậu.
Việc tăng sản lượng dầu vẫn là một chủ đề 'nóng' trong cuộc tranh luận trước thềm bầu cử của hai ứng viên tổng thống Donald Trump và Kamala Harris tối ngày 10/9...
Ngày 21/8, các thợ lặn đã tìm thấy 5 thi thể nạn nhân trong vụ chìm du thuyền hạng sang ở ngoài khơi Sicily của Italy xảy ra ngày 19/8.
Ngày 20/8, nhà khí hậu học người Italy Luca Mercalli nhận định biến đổi khí hậu có thể đã góp phần gây ra cơn bão bất thường khiến một chiếc du thuyền hạng sang mang cờ Anh bị chìm ngoài khơi bờ biển Sicily của Italy.
Friederike Otto, nhà phân tích hàng đầu về tác động của khí hậu mới đây ra cảnh báo, sự bất bình đẳng khi đối mặt với thách thức cũng như tác động xấu của nhiệt độ đang gây ra hàng ngàn ca tử vong không được báo cáo ở các quốc gia và cộng đồng nghèo trên toàn thế giới. Điều này xảy ra sau khi nhiệt độ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục chưa từng thấy.
Chỉ cần một vài độ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với các VĐV. Ở nhiệt độ ấm, cơ thể ít có khả năng giải phóng nhiệt mà nó tạo ra, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu và sức khỏe.
Phân tích của Dự án Carbon Brief (*) dự đoán rằng việc quay trở lại Nhà Trắng của cựu Tổng thống Donald Trump có thể dẫn tới lượng khí thải Mỹ tăng thêm 4 tỷ tấn vào năm 2030 gây thiệt hại 900 tỷ USD cho khí hậu toàn cầu...
Theo một nghiên cứu mới xem xét dữ liệu khí hậu trong hàng nghìn năm qua, hiện tượng El Ninõ tiếp theo có thể được dự đoán sớm hơn hai năm. Điều này cho phép con người có thể sẵn sàng chuẩn bị trước cho những thiên tai như hạn hán, bão lụt.
Với việc nhiệt độ trung bình thế giới tháng 6 vừa qua phá kỷ lục cao nhất mọi thời đại, các nhà khí tượng học quốc tế cho rằng, năm 2024 có thể vượt qua năm 2023 vừa được ghi nhận là 'năm nóng nhất lịch sử' để trở thành năm nóng nhất lịch sử thế giới.
Thời tiết khắc nghiệt đang tàn phá nhiều nơi trên thế giới khi người dân từ châu Á, châu Âu đến châu Phi, Bắc Mỹ phải chống chọi với nắng nóng tàn khốc, sóng nhiệt nguy hiểm khiến nhiều người thiệt mạng… Trong khi đó, tại một số nơi ở châu Á và Nam Mỹ lại hứng chịu mưa bão cực đoan gây ngập lụt diện rộng khiến hàng trăm nghìn người phải đi lánh nạn.
Có thể ví con người như 'mối hiểm họa' đối với hành tinh, giống như 'thiên thạch đã tiêu diệt khủng long', Tổng thư ký Liên hợp quốc hôm thứ Tư 5/6 nhận định khi thông báo số liệu về 12 tháng nóng nhất lịch sử của trái đất, đồng thời kêu gọi cấm quảng bá dầu, khí đốt và than đá, nguyên nhân chính của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Một lỗ nứt lớn tại biển băng Nam cực đang ngày càng mở rộng, tới bây giờ các nhà khí hậu học mới biết nguyên nhân vì sao.
Trong cái nóng như thiêu đốt trên một con phố đông đúc ở Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengal (Ấn Độ), người lao động phải tìm nơi ẩn náu bên trong một nhà chờ xe buýt - nơi có chiếc điều hòa nhiệt độ quay vòng trong không khí ngột ngạt.
Hạn hán nghiêm trọng nhất 40 năm qua đã khiến các nước Malawi, Zambia và Zimbabwe (châu Phi) phải tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia do mất mùa.
Nhiệt độ năm nay sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học khẳng định thời tiết như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sẽ phải tìm cách dần dần thích nghi và chấp nhận sống chung với những hình thái thời tiết khắc nghiệt.
Ngày 16-5, Văn phòng khí tượng Chile dự báo, nhiệt độ trong ngày đã hạ xuống mức 1 độ C ở khu vực trung tâm Thủ đô Santiago.
Bầu trời đêm phía bắc Trung Quốc, gồm cả thủ đô Bắc Kinh, trở nên sống động với sự xuất hiện cực quang (aurora) hiếm thấy vào cuối tuần sau hàng loạt cơn bão địa từ Mặt trời.
Lũ lụt đang giết chết hàng chục người tại Brazil và làm tê liệt một thành phố với khoảng 4 triệu dân. Trong khi đó, các cử tri ở Ấn Độ đang ngất xỉu trong cái nóng lên tới 46,3 độ C.
Theo một báo cáo mới của cơ quan giám sát khí hậu của EU công bố ngày 8/5, tháng 4 đánh dấu một tháng 'đáng chú ý' khác với nhiệt độ trung bình không khí và mặt biển toàn cầu phá kỷ lục.
Theo báo cáo mới nhất của Copernicus - cơ quan giám sát khí hậu thuộc Liên minh châu Âu (EU) công bố ngày 8-5, tháng 4-2024 đánh dấu một tháng nhiệt độ trung bình toàn cầu phá kỷ lục.
Cơ quan theo dõi Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) công bố báo cáo cho thấy nhiệt độ trung bình không khí và mặt biển toàn cầu trong tháng 4 vừa qua ở mức cao chưa từng có.
Các kỷ lục về nhiệt độ liên tục bị phá vỡ ở Thái Lan, Lào, Philippines... Theo chuyên gia thời tiết, đây là điều chưa từng xảy ra trong 3 thế kỷ qua.
Nghiên cứu khoa học cho thấy biến đổi khí hậu đang khiến các đợt nắng nóng kéo dài hơn, thường xuyên hơn và dữ dội hơn.
Nắng nóng cực đoan đang thiêu đốt nhiều vùng ở Nam Á và Đông Nam Á trong tuần này, khiến cuộc sống của người dân ở đây đang trở nên khó khăn.
Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.
Những tưởng biến đổi khí hậu chỉ làm băng tan, nhưng không, nước bề mặt đại dương cũng nóng lên, các loài virus tưởng tuyệt chủng có thể sống dậy.
Đây là con số ước tính khi các thành phố lớn ở Trung Quốc đang sụt lún hơn 3 mm mỗi năm, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng trăm triệu người.
Nhiều người cho rằng, trận lụt lịch sử 75 năm mới có một lần tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman có nguyên nhân từ việc gieo hạt mây để làm mưa nhân tạo. Vậy thực hư điều đó như thế nào?