Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa như một mạch nối về chủ quyền biển, đảo từ quá khứ đến hiện tại; là thông điệp truyền gửi về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ 1-31/10 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra các hoạt động hàng ngày và cuối tuần nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại Ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam với chủ đề: 'Biển đảo trong lòng đồng bào'.
Thời nhà Trần, một vị ăn chơi trác táng, mở sòng bạc ngay trong cung để thỏa mãn thú vui hưởng lạc của bản thân, bỏ bê việc triều chính.
Quảng Ngãi có nhiều danh thắng đã đi vào các công trình biên khảo văn hóa qua các thời kỳ lịch sử dân tộc, trong đó có tập 'Văn hóa Nguyệt san' (Cơ quan Nghiên cứu và Phổ thông - Bộ Quốc gia Giáo dục) số 56/1960 của Tu Trai và cuốn 'Non nước xứ Quảng' của Phạm Trung Việt (in lần 1 năm 1962 và lần 2 năm 1965) ở miền Nam trước năm 1975.
Nhà Trưng bày Hoàng Sa (UBND huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng) là nơi đầu tiên lưu trữ, trưng bày tư liệu, hiện vật khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa.
Sáng 24-4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) cùng các tộc họ làng An Vĩnh tổ chức trọng thể Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, tri ân công đức những hùng binh Hoàng Sa trong đội Hoàng Sa Bắc hải năm xưa đã vượt biển khơi, cắm, dựng bia vĩnh hằng về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn', tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa như một mạch nối về chủ quyền biển, đảo từ quá khứ đến hiện tại, là thông điệp truyền gửi về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Sáng 24/4, tức ngày 16/3 năm Giáp Thìn, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) cùng các tộc họ huyện đảo Lý Sơn tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm tri ân công lao những hùng binh Hoàng Sa trong đội Hoàng Sa Bắc hải năm xưa đã vượt biển khơi, cắm mốc, dựng bia về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Vị vua này là vị vua đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam dũng cảm viết chiếu nhận lỗi với dân. Tuy nhiên, sinh thời ông là người nổi tiếng ăn chơi, có nhiều thú vui xa xỉ.
Các chuyên gia, nhà khoa học đã hiến kế giúp 'định vị' vị trí của Bình Sơn trong quá khứ hào hùng đến hiện tại và gợi mở tầm nhìn trong tương lai để xây dựng thương hiệu quê hương giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình.
Huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi – quê hương của Hải đội Hoàng Sa thực thi nhiệm vụ cắm mốc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, là niềm tự hào của người dân xứ đảo nói riêng và người dân cả nước nói chung. Lý Sơn không chỉ được biết đến với nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp mê hoặc lòng người, mà còn là địa danh chứa đựng những nét văn hóa truyền thống quý giá khó có vùng biển, đảo nào có được.
Sau khi tóm lược, cung cấp chi tiết vụ án, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói: 'Còn nhiều nội dung khác không thể nói hết trong thời gian ngắn. Đại biểu nào quan tâm chúng tôi sẵn sàng trao đổi thông tin'.
'Ơ hớ ơ ơ... Ốc u đã thổi lên rồi/Để cha đi giữ biển trời Hoàng Sa...'. Những câu hát ru như vọng về từ trăm năm trước, bay lên thinh không, văng vẳng giữa biển trời, sóng nước Lý Sơn.
Đối với ngành hàng hải, chỉ cần độ sâu luồng lạch, khu nước tăng được thêm chục cm là đã mở ra cơ hội mới cho những con tàu cập cảng với khối lượng hàng hóa lớn hơn, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, tránh ách tắc giao thông trên luồng. Ba tháng gần đây, nhờ hai sáng kiến táo bạo của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, độ sâu trên toàn tuyến luồng ở đây đã tăng lên trung bình 20 cm, thậm chí có nơi, có đoạn luồng tăng lên đến 2,5 m mà không cần phải bỏ chi phí để nạo vét luồng.
Trong hàng loạt động thái thực thi chủ quyền biển, đảo quốc gia của triều Nguyễn, câu chuyện phát triển thủy quân, đưa thủy quân ra Trường Sa, Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc đã được nhắc đến nhiều.
Lễ khai mạc Triển lãm ảnh và ra mắt cuốn sách ảnh 'Lý Sơn - Hôm nay' của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã diễn ra ngày 30/6, tại Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).