Xếp hạng ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) gần đây nổi lên như một yếu tố quan trọng trong việc thể hiện cam kết phát triển bền vững, cũng như là một lăng kính để khách hàng và nhà đầu tư đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi có nhiều cơ quan khác nhau đưa ra các đánh giá và xếp hạng ESG, việc biết ai đánh giá và xây dựng các chiến lược nhằm tối đa hóa lợi ích xếp hạng ESG là rất quan trọng.
Thực hành ESG được xác định là xu hướng không thể đảo ngược trong bối cảnh thế giới nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những quy định tại Việt Nam dường như vẫn đi chậm hơn so với thế giới. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là các ngân hàng, nơi được đặt kỳ vọng sẽ giúp lan tỏa dòng vốn và 'tinh thần xanh' mạnh mẽ hơn cho cả doanh nghiệp quy mô lớn và nhỏ.
Ngày 13-6, The Saigon Times, ấn phẩm điện tử tiếng Anh thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group), phối hợp với Tiểu ban Phát triển Xanh của EuroCham (GGSC), Tiểu ban ESG và Liên minh chuyển đổi kinh doanh bền vững tổ chức Diễn đàn ESG 2024 tại TPHCM với chủ đề 'Từ ý tưởng đến hành động'.Ngày 13-6, The Saigon Times, ấn phẩm điện tử tiếng Anh thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group), phối hợp với Tiểu ban Phát triển Xanh của EuroCham (GGSC), Tiểu ban ESG và Liên minh chuyển đổi kinh doanh bền vững tổ chức Diễn đàn ESG 2024 tại TPHCM với chủ đề 'Từ ý tưởng đến hành động'.
Ngành xây dựng là một trong những lĩnh vực tiêu thụ lượng lớn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng trong quá trình sản xuất. Việc thực hiện ESG trong ngành xây dựng đang là hành trình tất yếu mà các doanh nghiệp phải lựa chọn nhằm bảo vệ môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững trên thị trường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực ESG, các doanh nghiệp không thể đầu tư ngắn hạn là đạt được kết quả ngay, mà ESG đòi hỏi đầu tư bài bản và dài hạn (3-5 năm) mới có thể hái 'quả ngọt'.