Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa (VHTT&DL), 9 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đón hơn 14,4 triệu lượt khách, doanh thu gần 32.000 tỷ đồng, xếp thứ 4 cả nước về thu hút lượt khách du lịch. Thanh Hóa đã và đang đa dạng hóa các 'sản phẩm' du lịch, trong đó đặc biệt là du lịch chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu du lịch.
Các đoàn tham gia Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc 2024 đã đem đến những nghi lễ truyền thống và dân ca, dân vũ đặc sắc nhất của địa phương, dân tộc mình. Qua Hội thi không chỉ góp phần gìn giữ, khích lệ đồng bào các dân tộc trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc mà còn lan tỏa tình yêu di sản văn hóa trong nhân dân.
Ngày 3/8, tiếp tục chương trình Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc, các đoàn đã trình diễn các nghi lễ truyền thống và dân ca, dân vũ.
Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc diễn ra từ 1-8 đến 4-8 tại tỉnh Quảng Ngãi, quy tụ gần 1.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên… đến từ 24 tỉnh, thành phố, qua đó tôn vinh giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Sáng 1/8, tại Quảng trường đường Phạm Văn Đồng (TP.Quảng Ngãi), các đoàn tham gia Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc đã hợp luyện chương trình để chuẩn bị cho lễ khai mạc vào lúc 19 giờ tối cùng ngày.
Một trong những cách góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đó chính là đưa nét văn hóa dân tộc vào trường học. Qua đó, giúp học sinh hiểu và tự hào hơn về văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Nếu phần lễ thể hiện sự tôn nghiêm, trang trọng của người tham gia với thần linh thì phần hội lại khiến mọi người được kết nối, giải trí với nhau. Tuy nhiên, để có sự hưởng ứng của Nhân dân trong làng, sự tham gia đông vui của người làng trên xóm dưới, chắc chắn phải là lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc tộc người hay một vùng đất.
Pôồn Pôông là lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường, xã Xuân Phú (Thọ Xuân). Trong tiếng Mường, 'Pôồn' có nghĩa là chơi, nhảy múa; 'Pôông' có nghĩa là bông, bông hoa; 'Pôồn Pôông' có nghĩa là nhảy múa bên hoa.
Sự xuất hiện của nhiều thí sinh tiềm năng trong phần thi Trang phục văn hóa dân tộc - Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 đã làm cuộc 'đối đầu' giữa 3 đội mentor trở nên căng thẳng, hấp dẫn.
Trong phần thi Trang phục Văn hóa Dân tộc đã xuất hiện nhiều bản thiết kế thú vị từ các thí sinh. Điều đó cho thấy thế hệ trẻ ngày nay vẫn dành sự quan tâm và tình yêu cho văn hóa truyền thống.
Mỗi độ xuân về, người Mường ở Thanh Hóa lại gấp hoa, dựng cây bông để tổ chức trò diễn lễ hội Pôồn Pôông. Lễ hội bắt nguồn từ 'Sử thi đẻ đất đẻ nước' với mong muốn mùa màng bội thu, bản Mường no ấm, ngô lúa đầy bồ, con người hạnh phúc.
Vật trung tâm trong lễ hội là cây Bông. Cây Bông là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người, dựng cây Bông đồng nghĩa với việc trả ơn cho thần linh và mời thần linh về chung vui cùng người trần gian
Lễ hội Pôồn Pôông, gắn liền với câu chuyện tình đẫm nước mắt của nàng Ờm và chàng Bồng Hương, được người Mường tổ chức với mong muốn mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, nhà nhà hạnh phúc.
Đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Thanh Hóa tái hiện Lễ Pôồn Pôông cầu cho bản no ấm, thóc đầy bồ, con người bình an và hạnh phúc.
Các trò diễn xướng trong Lễ hội Pôồn Pôông đều xoay quanh cây Bông, mô phỏng lại toàn bộ các phong tục tập quán, phản ánh đời sống tâm linh, văn hóa tinh thần của đồng bào Mường.
Chiều 26/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam lên đường thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27 - 30/11… là một trong những sự kiện nổi bật ngày 26/11.
Ở Thanh Hóa, vùng nào có người Mường ở là có Lễ hội Pồn Pôông, bởi Pồn Pôông chính là 'hồn cốt', nét văn hóa không thể thiếu của người Mường.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Đại Đoàn kết Các dân tộc-Di sản Văn hóa Việt Nam, tại Làng Văn hóa, Du lịch các Dân tộc Việt Nam (Hà Nội), đồng bào Mường tỉnh Thanh Hóa tổ chức tái hiện lễ Pôồn Pôông.
Hơn 200 đồng bào của 15 dân tộc sẽ tham gia Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam' năm 2023 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản Văn hóa Việt Nam' sẽ tái hiện nghi lễ văn hóa truyền thống các dân tộc, biểu diễn dân ca, dân vũ, nhạc cụ; trình diễn nghề thủ công, ẩm thực...
Sẽ có 6 cây nêu của đồng bào dân tộc ở 6 tỉnh, thành phố được dựng tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Hà Nội) trong Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam năm 2023. Đây là thông tin do Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc Nguyễn Thị Hải Nhung đưa ra ngày 17-11 trong họp báo về sự kiện trên.
Từ ngày 22-26/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn 'Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam'.
Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Họp báo thông tin về Ngày hội trình diễn cây Nêu, Giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II và Tuần Đại đoàn kết dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam năm 2023.
Trong tuần lễ Ngày hội Trình diễn cây nêu, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II sẽ có đồng bào sáu tỉnh, thành phố tham gia trình diễn cây nêu.
Thanh Hóa tự hào là quê hương của nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong nhiều năm qua, Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân là dịp tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ vùng nông thôn, miền núi, miền biển nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng được các khu dân cư tổ chức đã thu hút đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia, qua đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
Dưới mái nhà sàn, bên bếp lửa hồng, hay bên dòng suối nước chảy êm đềm... chỉ cần là nơi tập trung đông người thì những câu hát xường giao duyên lại có dịp được ngân nga. Những làn điệu đằm thắm, mượt mà ấy tựa như thanh âm của núi rừng, bày tỏ tình cảm yêu thương của con người, ẩn chứa khát vọng sống của lứa đôi, không chỉ làm đắm say người nghe mà còn hé lộ nhiều điều thú vị về nét văn hóa bản địa đặc sắc của dân tộc Mường ở huyện Ngọc Lặc.
Mỗi dân tộc thiểu số miền Tây xứ Thanh đều có những lễ hội riêng gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất. Trải qua những biến cố lịch sử, các lễ hội đã bị mai một, thất truyền. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, của tỉnh và các ngành chức năng, lễ hội ở nhiều huyện miền núi được phục dựng, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh thường niên tổ chức tuần lễ văn hóa, thể thao và du lịch. Tuần lễ được tổ chức với mục đích nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn.
Trong cái nắng nhè nhẹ của những ngày tháng 3 âm lịch, du khách thập phương lại nô nức trẩy hội đền thờ Lê Hoàn. Không gian linh thiêng phảng phất khói hương bảng lảng khiến lòng người cũng trở nên thanh thản, an yên…
Sáng 24-4, tại thôn Đăng Thượng, xã Thạch Lâm (Thạch Thành) đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch gắn với khai trương du lịch Thác Mây năm 2023, thu hút đông đảo các đại biểu, Nhân dân, du khách trong và ngoài huyện về tham dự.
Các hoạt động giàu bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số được tái hiện qua các kỳ liên hoan văn hóa, văn nghệ dân gian góp phần khẳng định sức sống mãnh liệt của văn hóa các dân tộc qua thời gian và không gian. Trong sự giao thoa và biến đổi, trong xu thế hội nhập hiện nay thì văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ là bản sắc quý giá của văn hóa tộc người mà còn là tài nguyên du lịch, là hành trang để cộng đồng các dân tộc các huyện miền núi xứ Thanh vững tin trên con đường hội nhập, phát triển.
Với lịch sử lâu đời, người Mường có đời sống văn hóa tinh thần phong phú. Tuy nhiên, trải qua những biến động, đã có những khoảng thời gian văn hóa Mường bị mai một, 'ngủ quên'. Và câu chuyện về việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Mường cũng không phải 'chuyện của ngày hôm qua'.
Mới đây, tại Khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh hang Bàn Bù, thị trấn Ngọc Lặc đã tổ chức khai mạc Lễ hội văn hóa – du lịch Bàn Bù năm 2023.
Nhắc đến văn hóa Mường, ta nhớ đến những giá trị văn hóa đặc sắc với sức sống lâu bền. Đáng nói, trong số 14 di sản văn hóa phi vật thể ở xứ Thanh được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có 3 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào Mường.
Thay vì 'nơi dừng chân', ngành du lịch Thanh Hóa đang phát huy tiềm năng, lợi thế trở thành 'một điểm đến' trong lòng du khách gần, xa. Khởi đầu năm 2023, du lịch Thanh Hóa đã thu hút gần nửa triệu lượt khách trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, với tổng doanh thu đạt gần 400 tỷ đồng (tăng gần 42% so với dịp Tết năm 2022).
Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 kéo dài cùng với thời tiết thuận lợi là điều kiện tốt để các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đón khách du lịch.
Theo Máy Tắng, lễ hội Pôồn Pôông gắn liền với câu chuyện tình đẫm nước mắt của nàng Ờm và chàng Bồng Hương.
Chuyên gia cho rằng, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa chính là yêu nước, làm phong phú, đa dạng cho văn hóa Việt Nam. Đồng thời tạo ra sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai.
Với những giá trị văn hóa đặc sắc, lễ hội - trò diễn Pôồn Pôông của người Mường (Ngọc Lặc) đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó nghệ nhân dân gian Phạm Thị Tắng sinh sống tại làng Lỏ, xã Cao Ngọc được ví như người 'giữ hồn' di sản.