Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel khi nào có hiệu lực

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) được ký tháng 7/2023, đã được Việt Nam phê chuẩn xong trong tháng 1 năm nay, hiện chỉ còn chờ thủ tục phê chuẩn trong nước của Israel.

Tài chính xanh là tiền đề cho phát triển bền vững ở Việt Nam

Để thúc đẩy hành trình xanh hóa nền kinh tế, tài chính xanh là một phương thức đặc biệt mà các quốc gia trên thế giới đều coi trọng. Tại Việt Nam, tài chính xanh là hướng đi cần thiết trong việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và đã đạt được những kết quả quan trọng ban đầu.

BẮC GIANG: BỘ MÁY CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ĐƯỢC RÀ SOÁT, SẮP XẾP LẠI TINH GỌN

Qua giám sát cho thấy, việc sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) tại tỉnh Bắc Giang bảo đảm nghiêm túc, kịp thời, đúng chủ trương yêu cầu. Tổ chức, bộ máy của các ĐVSNCL đã được rà soát, bố trí, sắp xếp lại tinh gọn, giảm đầu mối; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức, biên chế đã được xác định rõ...

Tiếp tục giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.

Hiệp định VIFTA: Giảm dần thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đến năm 2027

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Israen giai đoạn 2024-2027 (VIFTA). Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thuế suất trung bình các dòng cam kết tại năm 2024 là 10,3%, năm 2025 là 9,3%, năm 2026 là 8,4% và năm 2027 là 7,5%.

Chuyển bệnh viện thuộc Bộ Y tế về Hà Nội quản lý: Vỡ kết cấu, kiến trúc hệ thống khám chữa bệnh

Các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành thuộc Bộ Y tế tuy đóng trên địa bàn Hà Nội nhưng lại thực hiện cả nhiệm vụ của vùng, khu vực, miền; giúp về chuyên môn cho cả nước bạn lân cận; đóng vai trò đảm bảo an ninh y tế.

Giảm 108 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cả nước

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, đến nay, cả nước đã giảm được 108 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, đạt tỷ lệ bình quân 8,2%.

Cơ cấu tuyển sinh GD nghề nghiệp còn nhiều bất cập, hạn chế phát triển nhân lực

Công tác quy hoạch, sắp xếp, tổ chức, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện còn nhiều bất cập.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Đổi mới và đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) đã thực hiện được 20 năm. Đặc biệt sau khi có Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết) của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), hệ thống tổ chức và quản lý của các ĐVSNCL đã từng bước được đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nhưng vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn, hạn chế. Để thực hiện được mục tiêu của Nghị quyết trong giai đoạn 2022-2026, việc tổ chức triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp gắn với trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới.

Tập huấn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Sáng ngày 11/11/2022, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tập huấn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Tài chính và gần 300 đại biểu từ các Bộ, cơ quan Trung ương, đại diện các Sở Tài chính từ Nghệ An trở ra phía Bắc. Ông Nguyễn Trường Giang – Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính chủ trì Hội nghị.

Khẩn trương chuyển đổi đường ngang thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam qua Huế

Bộ GTVT có văn bản chỉ đạo về việc giải quyết các thủ tục để điều chuyển tài sản đối với đường ngang tại Km693+340 tuyến đường sắt Hà Nội–TP. HCM

Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Cuba gồm 618 dòng thuế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Cuba giai đoạn 2022 - 2027.

Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý: Tháo gỡ khó khăn khi thực hiện

Cử tri tỉnh Lạng Sơn đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện đối với trường có nhiều cấp học, định mức giờ dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp chức vụ…theo Thông tư: 19/2020/TT-BGDĐT và Nghị định: 120/2020/NĐ-CP.

Phát triển giáo dục mầm non: Tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân

Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có hướng dẫn riêng về chính sách giao đất để xã hội hóa đầu tư giáo dục mầm non, xem đây là bậc học có tính đặc thù riêng.

Chế độ chính sách nhà giáo: Không ảnh hưởng khi sáp nhập thành trường liên cấp

Cử tri tỉnh Lạng Sơn đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện đối với trường có nhiều cấp học (định mức giờ dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp chức vụ…).