Việc hàng loạt thuốc và thực phẩm chức năng bị vứt bỏ bên lề đường không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn sức khỏe cộng đồng. Nếu không được xử lý đúng cách, những sản phẩm này có thể bị lợi dụng, tái sử dụng hoặc trở thành nguồn lây nhiễm độc hại, đặt ra vấn đề về ý thức và trách nhiệm trong quản lý chất thải y tế và thực phẩm chức năng.
Hoàn thiện các chính sách tại dự án Luật Dân số; Chỉ thị về tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; Chủ động ngăn chặn chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;... là những nội dung nổi bật tại các văn bản mới được cập nhật từ ngày 02/6 - 08/6/2025.
Không ít người lo lắng về độ an toàn của các thuốc, sản phẩm họ đang sử dụng, nhất là khi nhiều loại từng được quảng cáo rầm rộ và phân phối rộng rãi trên thị trường.
Không dừng lại ở hai sản phẩm dành cho trẻ em bị Bộ Công an xác định là hàng giả, Công ty TNHH Herbitech còn bị điều tra là đã gia công và phân phối hơn 200 sản phẩm thực phẩm chức năng khác phần lớn đều mang nhãn mác nhập khẩu từ Pháp, Đức, Mỹ, nhưng thực chất không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng.
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trong đó quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dược 2016 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược 2024, trong đó có quy định về thuốc không kê đơn.
Những ổ nhóm sản xuất thuốc giả, thực phẩm giả liên tục được lực lượng chức năng triệt phá trong thời gian gần đây. Điều này dấy lên lo lắng trong nhân dân, giờ đây cái gì cũng có thể làm giả được, chỉ có tác hại đến sức khỏe là thật.
Căn cứ Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 thì người có hành vi sản xuất thuốc giả có thể phải chịu trách nhiệm cao nhất là tử hình nếu gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Việc phát hiện sản phẩm liên quan đến công ty sản xuất hàng giả trong hệ thống Pharmacity đặt ra câu hỏi: Doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý thế nào nếu xảy ra sai phạm?
HNN - Phóng viên Báo Huế Ngày nay ghi nhận các ý kiến của người dân, chuyên gia, cơ quan chức năng sau vụ việc phát hiện sữa giả, thuốc giả các tỉnh thành phía Bắc mới đây.
Vấn nạn thuốc giả không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà còn là mối nguy hại trực tiếp tới con người, làm xói mòn niềm tin vào hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe.
Sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả là hành vi đặc biệt nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh, do đó cần bị xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật, với mức hình phạt cao nhất có thể là tử hình.
Việc sử dụng thuốc giả có thể dẫn đến tình trạng thất bại trong điều trị, gây biến chứng, chi phí điều trị cao hơn.
Thuốc giả gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, trong đó có sức khỏe con người. Nếu bạn vô tình sử dụng loại thuốc nằm trong danh sách cảnh báo, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh và hành động kịp thời.
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, các thuốc giả có chi phí thấp, đánh vào tâm lý của người bệnh cao tuổi. Để tránh mua phải thuốc giả, người dân nên thực hiện nguyên tắc 2 có, 3 không.
Theo dược sĩ Bệnh viện Bạch Mai, một số người thường có thói quen mua thuốc ngoài bệnh viện vì cho rằng giá rẻ hơn.
Hành vi sản xuất thuốc giả có thể gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân.
Theo thông tin ban đầu, số thuốc tân dược giả không vào trong hệ thống các bệnh viện do không có giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, việc sản xuất thuốc giả không chỉ là hành vi gian lận thương mại, mà còn là mối đe dọa trực tiếp đến sinh mạng con người, tạo áp lực cho hệ thống y tế, bóp nghẹt ngành dược phẩm chân chính và làm xói mòn niềm tin vào hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe.
Cục Quản lý Dược Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc gửi Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đề nghị triệt để thu hồi các thuốc do đối tượng làm giả đã đưa ra thị trường.
Tình trạng thuốc giả, kém chất lượng đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội đã trở thành một vấn nạn đáng báo động, gây mất trật tự xã hội và lo lắng cho người tiêu dùng.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử, phương tiện điện tử. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, Bộ sẽ có hướng dẫn về hình thức kinh doanh này, nhằm bảo đảm tạo sự thuận tiện nhưng cũng phải bảo vệ sức khỏe cho người dân. Bởi, nếu không quản lý chặt chẽ, dễ dẫn đến hiện tượng 'mượn đơn thuốc' để mua thuốc qua thương mại điện tử hoặc lạm dụng thuốc dẫn đến 'kháng' kháng sinh, sử dụng thuốc tùy tiện.
Tại buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước với 9 Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 chiều 20/12, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã thông tin về ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được Quốc hội thông qua.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn phòng, chống đại dịch và các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ, góp phần bảo đảm cung ứng đủ thuốc khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân. Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ quy trình, thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm tối đa thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm chất lượng thuốc.
Luật Dược sửa đổi có nhiều chính sách thu hút đầu tư và thúc đẩy nghiên cứu, phát triển sản xuất thuốc cùng các cơ chế ưu đãi về thủ tục hành chính, cấp phép nhập khẩu, cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc sẽ được đơn giản hóa.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn phòng, chống đại dịch và các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ ngay để bảo đảm cung ứng đủ thuốc khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân...
Ngày 17/12, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Bộ Y tế tổ chức hội nghị phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và xin ý kiến dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.
Luật Dược sửa đổi đã thể hiện sự phù hợp với yêu cầu hội nhập, là bước tiến quan trọng nhằm nâng cao năng lực sản xuất ngành dược phẩm Việt Nam. Để đạt được mục tiêu dài hạn, cần xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nội địa mà không làm hạn chế quyền của doanh nghiệp dược nước ngoài.
Theo Bộ Y tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược có 7 nhóm điểm mới cơ bản.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, bà từng đeo khẩu trang, bịt mặt để đi mua thuốc, thử xem người bán có tuân thủ quy định bán thuốc kê đơn hay không.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, hiện nay có tình trạng các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm xách tay không rõ nguồn gốc được bán tại các cửa hàng, hoặc bán qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử...
Thuốc là mặt hàng quan trọng đối với người dân. Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đề xuất tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong quản lý dược, bảo đảm người dân tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Một trong những điểm mới của Luật Dược (sửa đổi) dự kiến sắp được Quốc hội thông qua là quy định về mua bán thuốc online (trực tuyến). Tuy nhiên, theo các chuyên gia dược, hiện việc mua bán thuốc trực tuyến đã và đang diễn ra phổ biến nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để đưa hoạt động này vào khuôn khổ pháp luật.
Bán thuốc kê đơn online dù chưa được 'luật hóa' nhưng đã bộc lộ nhiều lợi ích cho cả người bệnh và doanh nghiệp khi giá bán minh bạch hơn.
Trong đợt công bố danh mục thuốc cấp mới, gian hạn giấy đăng ký lưu hành mới nhất này có 335 thuốc sản xuất trong nước, còn lại hơn 160 thuốc tương đương sinh học. Việc gia hạn, cấp mới này để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, đấu thầu, mua sắm, phòng chống dịch...
Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc, nhằm đảm bảo nguồn cung ứng thuốc, đảm bảo công tác khám chữa bệnh.
Trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã cấp mới, gia hạn 771 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc, phòng chống dịch của nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...
Chủ tịch Phan Xuân Dũng cho hay, các nhà khoa học của Liên hiệp Hội Việt Nam đã góp nhiều ý kiến giá trị về việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Ghi nhận tại một số bệnh viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng thiếu thuốc vẫn có, nhưng chỉ thiếu với một số mặt hàng như thuốc hiếm, thuốc có giá quá rẻ hoặc với mặt hàng mà cơ sở y tế ít có bệnh nhân điều trị.
Hôm qua (23/10), Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Hội Dược học Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Các quy định quản lý mua bán thuốc online trong dự thảo Luật Dược (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ lấp khoảng trống pháp lý trong việc kinh doanh mặt hàng này.