Số ca Covid-19 tăng trở lại, người dân cần chủ động phòng bệnh
Covid-19 là bệnh lưu hành, được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B giống như cúm. Vì thế, các chuyên gia cho rằng, thời điểm này người dân không nên quá lo lắng, nhưng cũng không chủ quan, cần có biện pháp phòng bệnh chủ động.
Gia tăng ca mắc Covid-19
Mới đây, Cục Quản lý khám chữa bệnh vừa có công văn gửi cácđơn vị về việc tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh Covid-19. Theo đó, Bộ Y tế cho hay, hiệnnay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng tại một số quốc gianhư Brazil, Anh, Thái Lan...
Riêng tại Thái Lan, Trung tâm thông tin Covid-19 của Chínhphủ nước này thông báo số ca mắc Covid-19 đã tăng vọt với tổng cộng hơn 71.000ca nhiễm và 19 ca tử vong từ ngày 1/1 đến ngày 14/5.
Từ đầu năm đến nay, nước ta cũng ghi nhận rải rác 148 trườnghợp mắc tại 27 tỉnh, thành phố và không có ca tử vong. Số địa phương ghi nhậnnhiều ca bệnh gồm TP HCM, Hải Phòng, Hà Nội, Nghệ An, Bắc Ninh, Quảng Ninh, BắcGiang, Bình Dương... Nước ta không ghi nhận các ổ dịch tập trung, nhưng có sựgia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, trung bình với 20 ca mắc/tuần.
Tại Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết,thủ đô ghi nhận 23 trường hợp mắc Covid-19 trong tuần qua, cao gấp rưỡi so vơísố ca tính từ đầu năm tới nay. Cộng dồn từ đầu năm 2025, thành phố phát hiện 37ca, giảm so với cùng kỳ năm 2024 (637). Dù số người nhiễm bệnh tăng, ngành y tếchưa ghi nhận các ổ dịch, chưa có khuyến cáo về tình trạng này.
Trong công văn này, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chủ độngchuẩn bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng, khu vực cách ly, trang thiết bị và vật tư y tế,nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, cách ly, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân cũng nhưtăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, thời gian gần đây, số trẻnhập viện do Covid-19 đang có dấu hiệu gia tăng. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ ThịThúy Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội, từ đầu năm đến nay bệnh viện ghinhận hơn 100 ca mắc, trong đó từ đầu tháng 5 đến nay số ca Covid-19 gia tăngtheo từng ngày. Riêng ngày 19/5, có 18 trẻ nhỏ mắc Covid-19 nhập viện.
Theo bác sĩ Nga, trong số ca mắc Covid-19 nhập viện, cótương đối ca biến chứng viêm phổi, nhưng chưa ghi nhận tình trạng nặng đến mứcthở máy, nguy kịch.

Bệnh viện Thanh Nhàn đang điều trị cho 12 ca mắc Covid-19.
Bệnh viện Nhi Hà Nội luôn chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất,khu vực cách ly, thiết bị y tế, vật tư y tế để tổ chức thu dung, cách ly, chẩnđoán, điều trị và thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đơíTrung ương vẫn tiếp nhận ca Covid-19 nặng, phải thở máy nhưng không có trường hợpphải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) như trước đây. Bệnh viện vẫn bảo đảm cókhu vực cách ly hoặc bố trí khu phù hợp tránh lây nhiễm Covid-19.
Tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, sau chỉ đạo của Bộ Y tế, bệnhviện đã khẩn trương rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnhCovid-19. Bệnh viện đang rà soát để bảo đảm đáp ứng tốt nhất cho công tácphòng, chống Covid-19.
Ghi nhận tại Bệnh viện Thanh Nhàn, hiện có 12 ca Covid-19đang điều trị tại đây, trong đó có bệnh nhi. Bệnh viện cũng đã thực hiện nghiêmcông tác phòng, chống lây nhiễm trong cơ sở y tế.
Khả năng lây lan rộng trong cộng đồng của Covid-19 thấp
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tếdự phòng, Bộ Y tế, cho biết, hiện nay Covid-19 là bệnh lưu hành, được xếp vào bệnhtruyền nhiễm nhóm B. Bệnh không mất đi vì thế sẽ có lúc tăng lúc giảm số ca mắc,thậm chí có tính chất chu kỳ như cúm.
Do đó, chuyên gia này cho rằng, người dân không nên quá lo lắngvề các ca Covid-19 hiện nay. Dịch vẫn tồn tại trong cộng đồng với các ca bệnh rảirác, nhưng chưa ghi nhận trường hợp nặng hay tử vong.
Biến thể đang lưu hành vẫn là chủng nhẹ của Omicron. Dù vậy,nhóm nguy cơ cao như người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai…khi mắc bệnh vẫn có thể chuyển nặng, phải nhập viện.
Vì thế, những người có triệu chứng nghi ngờ và những ngươìtiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ phải đeo khẩu trang. Đồng thời, thườngxuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay…",Phó Giáo sư Trần Đắc Phu nói.

Bác sĩ khuyến cáo những đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, có bệnh nền, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai... cần lưu ý đi khám khi thấy có triệu chứng mắc Covid-19.
Bộ Y tế vẫn tiếp tục theo dõi diễn biến của bệnh, để từ đóđưa ra các khuyến cáo kịp thời nếu xuất hiện biến thể mới lây lan nhanh, gây bệnhnặng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu đưa ra khuyến cáo, ngươìdân không quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan. Chúng ta không thể loạitrừ khả năng Covid-19 có diễn biến bất ngờ. Vì thế các cơ sở y tế cần có sự chuẩnbị để nếu không may có bất ngờ thì chúng ta có đủ giường bệnh, cơ sở cách ly đểdịch không bùng phát mạnh, không nhiễm khuẩn chéo dẫn đến tử vong như trướcđây.
Chia sẻ về chỉ đạo của Bộ Y tế thể hiện sự chủ động, phòngchống dịch bệnh Covid-19 từ xa, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, nguyên Trưởngkhoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng cácđơn vị y tế không nên chủ quan, dù Covid-19 hiện đã ở nhóm B nhưng vẫn có một sốnhóm người có nguy cơ diễn biến nặng.
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư Dũng, khả năng lây lan rộngtrong cộng đồng của bệnh này hiện nay là thấp.
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên Chi hôịTruyền nhiễm TP HCM cũng cho hay, người dân không nên quá lo lắng trước việc sốca Covid-19 tăng trong thời gian gần đây.
Chia sẻ về tình hình gia tăng số ca mắc Covid-19 tại TháiLan vừa qua, bác sĩ Khanh cho hay, thực tế ở Thái Lan, họ không thực hiện bất kỳbiện pháp cách ly hay phong tỏa nào. Chủng virus đang lưu hành tại đây vẫn làbiến thể lành tính, không phải biến thể có độc lực cao.
Ông nhận định, quan trọng là phần lớn người dân hiện nay đãcó miễn dịch nền nên nguy cơ chuyển nặng là rất thấp. Covid-19 bây giờ về cơ bảnkhông khác gì cảm cúm thông thường.
Về vấn đề có áp dụng cách ly như trước đây hay không, Tiếnsĩ Trương Hữu Khanh cho hay, Covid-19 đã được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B,tương tự như cúm. “Ngành y tế đã chủ động theo dõi và ứng phó, người dân cũngđã có miễn dịch cộng đồng. Không ai phong tỏa hay cách ly như trước. Người dâncần tỉnh táo, không hoang mang trước những tin đồn hoặc suy diễn trên mạng xã hội”,bác sĩ Khanh nói.
Tháng 10/2023, Bộ Y tế điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (Covid-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (cùng nhóm với bệnh do virus Zika, virus Adeno, cúm, lao phổi, dại, ho gà, quai bị...). Theo đó, các hoạt động phòng, chống Covid-19 được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B. Theo hướng dẫn giám sát và phòng chống Covid-19, người được xác định mắc Covid-19 có thể điều trị ngoại trú hoặc được thu dung, quản lý điều trị tại cơ sở y tế theo quy định của Bộ Y tế.