Những ai nên hạn chế uống nước mía?

Nước mía là thức uống giải khát phổ biến và được yêu thích vào mùa hè, không chỉ giúp xua tan cơn khát mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa nhiễm độc gan, cung cấp năng lượng nhanh,chống mệt mỏi và phục hồi nhanh sau sốt, thanh lọc thận và chống táo bón, hỗ trợ xương và răng phát triển... Tuy nhiên, không phải ai cũng nên uống nước mía mỗi ngày do hàm lượng đường cao

Ảnh minh họa (ảnh:nationaltimes)

Ảnh minh họa (ảnh:nationaltimes)

Tuy nhiên, những nhóm người sau đây nên cân nhắc trước khi sử uống nước mía:

-Người già và trẻ em dưới 4 tuổi: do hàm lượng đường cao, nước mía không phù hợp cho người già và trẻ em dưới 4 tuổi.

-Người béo phì và mắc bệnh tiểu đường: nước mía chứa nhiều đường, nếu uống quá nhiều có thể làm tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, nếu dùng trong chừng mực, những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể nhận được một số tác dụng của nước mía.

-Người bị bệnh dạ dày, tá tràng: nước mía có tính lạnh, có thể gây rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là đối với những người có tỳ vị hư yếu, hay cảm giác đầy bụng, đi lỏng.

Người bị sỏi thận: mặc dù nước mía có tác dụng thanh lọc thận, nhưng với những người đang mắc bệnh sỏi thận, việc uống quá nhiều nước mía có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Để đảm bảo an toàn và chất lượng khi sử dụng nước mía, bạn nên uống ngay sau khi ép và không để quá lâu bên ngoài. Đối với nước mía đã được bảo quản trong tủ lạnh, bạn nên sử dụng trong khoảng thời gian ngắn, tránh mất chất dinh dưỡng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi dùng

KH(t/h)

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/nhung-ai-nen-han-che-uong-nuoc-mia-382184.html