Nhiều doanh nghiệp Việt 'triệu đô' trên sân chơi thương mại điện tử

Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon tăng gấp 10 lần trong 5 năm qua. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đã có những đơn hàng mang lại doanh số rất lớn hằng tháng. Đây là những tín hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng để cạnh tranh trong một sân chơi thương mại điện tử khốc liệt nhưng đầy tiềm năng.

Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ có bước tăng trưởng lớn với mức doanh thu dự kiến đạt 7,4 nghìn tỷ USD vào năm 2025 và ngành này tại Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ, trở thành cấu phần quan trọng của nền kinh tế số.

Tiềm năng được nắm bắt trên sân chơi thương mại điện tử toàn cầu

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương cho biết: “Thương mại điện tử đã và đang tiếp tục trở thành cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Doanh số thương mại điện tử bán lẻ có mức tăng trưởng trung bình khoảng 20% trong 10 năm qua”.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương thông tin về mức tăng trưởng ấn tượng của thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương thông tin về mức tăng trưởng ấn tượng của thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam.

Thống kê từ Amazon, số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên sàn tăng vọt gấp 10 lần trong vòng 5 năm qua (từ năm 2019 – 2023). Điểm sáng này đã khiến các doanh nghiệp tự tin và quyết tâm mở rộng quy mô hiện diện thương hiệu trên toàn cầu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên toàn thế giới.

Doanh số thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình khoảng 20% trong 10 năm qua, đưa Việt Nam lọt top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất khu vực và thế giới.

Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng với thành công của các doanh nghiệp từ Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế, thể hiện bởi con số sản phẩm bán ra trên Amazon tăng 300%, số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam tham gia chương trình Đăng ký Thương hiệu (Brand Registry) của Amazon tăng gấp 35 lần trong 5 năm qua.

Sự đột phá này phản ảnh những nỗ lực mạnh mẽ của các doanh nghiệp địa phương và củng cố vị thế của Việt Nam ngày càng tăng trong lĩnh vực xuất khẩu qua mô hìnhthương mại điện tử. Đầu tư xây dựng thương hiệu quốc tế mạnh mẽ là một bước đi chiến lược, góp phần tăng cường sự trung thành của khách hàng, tăng tỉ lệ mua hàng lặp lại và sức mạnh định giá", ông Gijae Seong đánh giá.

Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho thấy những con số nổi bật của doanh nghiệp Việt trên sàn thương mại điện tử Amazon thời gian qua

Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho thấy những con số nổi bật của doanh nghiệp Việt trên sàn thương mại điện tử Amazon thời gian qua

Đáng chú ý, danh mục sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ các đối tác bán hàng Việt gồm: Sức khỏe và chăm sóc cá nhân, nhà cửa, nhà bếp, may mặc và làm đẹp...phản ánh nỗ lực đổi mới không người của doanh nghiệp trong việc liên tục mở rộng, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đáp ứng thị hiếu ngày càng tăng của khách hàng, cho thấy khả năng thích ứng linh hoạt để phát triển trên trường quốc tế, trở thành nhà cung ứng ngày một quan trọng trong thương mại điện tử xuyên biên giới.

Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cùng với cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, xu hướng kinh doanh trực tiếp trên nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương và Amazon Global Selling Việt Nam triển khai hợp tác trong sáng kiến “Liên kết ngành nghề - Tăng trưởng cùng thương mại điện tử xuyên biên giới”.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương và Amazon Global Selling Việt Nam triển khai hợp tác trong sáng kiến “Liên kết ngành nghề - Tăng trưởng cùng thương mại điện tử xuyên biên giới”.

Là một đơn vị trực tiếp tham gia bán hàng và quảng bá sản phẩm trên mô hình thương mại điện tử toàn cầu, ông Phan Văn Hiệu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI (CVI Pharma) chia sẻ: “Chúng tôi kinh doanh trên Amazon tròn 1 nămđến nay đã có lượng đơn hàng mua đã đạt đến con số chục nghìn, doanh thu hằngtháng khoảng hơn 20.000 đô la Mỹ và đang tăng trưởng nhanh”.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) thông tin, đơn hàng xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp gỗ đã có sự phục hồi đáng kể, bằng 80-90% so với năm 2022.

Giai đoạn 2010-2023, tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ luôn cao, mỗi năm tăng 25-45%. Mặc dù giai đoạn dịch Covid-19 khiến cho con số này bị ảnh hưởng, nhưng sang năm 2024, ngành gỗ đã đón những tín hiệu tích cực và đang trở lại quỹ đạo tăng trưởng”, ông Hoài thông tin.

Trung tâm Phát triển thương mại điện tử - Cục thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương thông tin, thương mại điện tử ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, với mức tăng trưởng từ 16% đến 30% những năm vừa qua và đây là một trong những mức tăng trưởng nhanh hàng đầu của thế giới.

Vượt trở ngại để khẳng định vị trí doanh nghiệp Việt

Mặc dù Việt Nam lọt top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất, nhưng theo ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) những thách thức sẽ luôn xuất hiện và các doanh nghiệp cần phải thích ứng.

Doanh nghiệp Việt còn nhiều việc cần làm để có thể giành được lợi thế trên sân chơi thương mại điện tử toàn cầu.

Doanh nghiệp Việt còn nhiều việc cần làm để có thể giành được lợi thế trên sân chơi thương mại điện tử toàn cầu.

Đơn cử như với ngành gỗ, mặc dù Việt Nam thuộc thuộc nhóm các nước có tỷ trọng xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới nhưng cơ hội lớn cũng đi kèm sự cạnh tranh cao.

Mặc dù thị trường hồi phục nhưng mới chỉ trong khoảng thời gian ngắn, đồng thời các điểm đến ngày càng yêu cầu chặt chẽ việc kiểm soát nguồn gốc gỗ đảm bảo hợp pháp, không làm ảnh hưởng đến suy thoái, mất rừng, sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính…

Cùng với đó, nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ sản phẩm cũng là những yếu tố các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam cần hết sức lưu tâm. Chính vì vậy, hướng sản xuất theo hướng phát triển bền vững, xây dựng tốt hình ảnh doanh nghiệp sẽ giúp cho đầu ra của sản phẩm, ông Hoài nhấn mạnh.

Ông Phan Văn Hiệu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI (CVI Pharma)

Ở quy mô doanh nghiệp, ông Phan Văn Hiệu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI (CVI Pharma) chia sẻ, quá trình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nói chung hay tại một sàn thương mại điện tử quy mô rất lớn như Amazon đòi hỏi rất nhiều yếu tố mà doanh nghiệp phải đáp ứng.

Lấy ví dụ, sẽ không có chuyện khách hàng dễ dàng chấp nhận sản phẩm ngay qua quảng cáo mà cần cả một quá trình giới thiệu, sử dụng và tin tưởng để nhận về đánh giá tin cậy từ người dùng. Những đánh giá này vừa là thử thách nhưng cũng sẽ là lời khẳng định giúp những nhãn hàng hoặc sản phẩm có chất lượng có được vị trí của mình.

Chọn hướng đi phù hợp, xây dựng thương hiệu vững chắc để ghi dấu trên thị trường toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp Việt tiến xa hơn.

Chọn hướng đi phù hợp, xây dựng thương hiệu vững chắc để ghi dấu trên thị trường toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp Việt tiến xa hơn.

Trên góc độ tổng quan, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, cho biết việc tiếp cận các nền tảng thương mại điện tử lớn trên thế giới vẫn còn nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp như nguồn nhân lực về thương mại điện tử xuyên biên giới còn chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu thông tin về xu hướng các quy định liên quan của thị trường nước ngoài, các kỹ năng, kiến thức về xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu trong thương mại điện tử xuyên biên giới còn nhiều hạn chế.

Đặc biệt tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỉ trọng lớn, tuy nhiên nhóm này lại chưa xây dựng được thương hiệu một cách bài bản mà hay bị rời rạc, khó nhận biết. Nước ta hiện có rất nhiều đặc sản theo vùng miền mà thương mại từ xuyên biên giới sẽ giúp nhà sản xuất nhỏ lẻ đó có cơ hội tham gia trực tiếp vào khâu bán hàng nhưng nhiều đơn vị chưa thể tận dụng để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương chia sẻ.

Chính vì vậy, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề xuất, trong thời gian tới các đơn vị quản lý của Nhà nước và các ngành hàng phối hợp với nhau để xây dựng thương hiệu cho từng loại hình sản phẩm ở Việt Nam. Sau đó, các bên cùng nhau xây dựng nhóm thương hiệu chung cho cấp quốc gia phù hợp với môi trường thương mại điện tử. Việc triển khai bài bản như vậy mới có thể giúp sản phẩm Việt bảo đảm về mặt thương hiệu và cốt lõi là sẽ giữ được lợi thế cạnh tranh và giá cả.

Với vị trí là các doanh nghiệp khi vươn ra biển lớn, kinh doanh sản phẩm trên quy mô toàn cầu, nhìn chung, các doanh nghiệp Việt cần xác định đầu tư bài bản, nghiêm túc và hướng đến xây dựng những đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp, am hiểu quy định pháp luật, nền tảng tảng kinh doanh xuyên biên giới.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/nhieu-doanh-nghiep-viet-trieu-do-tren-san-choi-thuong-mai-dien-tu-post811268.html