Ngư dân xứ Nghệ rộn ràng mùa thu hoạch ruốc biển

Những ngày đầu tháng 6, ngư dân các xã bãi ngang huyện Diễn Châu, (Nghệ An) lại rộn ràng thu hoạch ruốc biển. Khi trở về mỗi bè mảng của ngư dân mang về từ 1 đến 2 tạ ruốc tươi, cho thu nhập khá ổn định.

Có mặt tại khu vực bờ biển thuộc xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu vào sáng sớm của những ngày đầu tháng 6 dương lịch, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi khung cảnh nhộn nhịp và những tiếng cười rộn rã của các ngư dân nơi đây khi đang vận chuyển ruốc biển vào bờ sau thời gian dài ra khơi khai thác.

Có mặt tại khu vực bờ biển thuộc xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu vào sáng sớm của những ngày đầu tháng 6 dương lịch, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi khung cảnh nhộn nhịp và những tiếng cười rộn rã của các ngư dân nơi đây khi đang vận chuyển ruốc biển vào bờ sau thời gian dài ra khơi khai thác.

Là xã ven biển của huyện Diễn Châu, (tỉnh Nghệ An), Diễn Kim có gần 7km đường bờ biển, có 5 làng biển nổi tiếng về nghề truyền thống khai thác hải sản gồm: Phú Thành, Xuân Châu, Thái Thịnh, Bắc Tiền Tiến và Nam Tiền Tiến.

Là xã ven biển của huyện Diễn Châu, (tỉnh Nghệ An), Diễn Kim có gần 7km đường bờ biển, có 5 làng biển nổi tiếng về nghề truyền thống khai thác hải sản gồm: Phú Thành, Xuân Châu, Thái Thịnh, Bắc Tiền Tiến và Nam Tiền Tiến.

Theo các ngư dân, mỗi chuyến ra khơi khai thác ruốc biển mất tầm hơn 1 tuần mới trở về. Khi trở về mỗi bè mảng của ngư dân mang về từ 1 đến 2 tạ ruốc tươi, cho thu nhập khá ổn định.

Theo các ngư dân, mỗi chuyến ra khơi khai thác ruốc biển mất tầm hơn 1 tuần mới trở về. Khi trở về mỗi bè mảng của ngư dân mang về từ 1 đến 2 tạ ruốc tươi, cho thu nhập khá ổn định.

Ngư dân Bùi Oánh, xóm Nam Tiền Tiến, xã Diễn Kim (huyện Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, trước đây việc khai thác ruốc biển của ngư dân còn nhiều vất vả, nhưng đến nay đã đỡ hơn rất nhiều vì các chủ bè mảng đã trang bị máy dò, máy định vị phục vụ việc khai thác hải sản. "Khi gặp “luồng” ruốc chúng tôi sẽ gọi điện liên lạc với nhau để cùng chia sẻ ngư trường với bạn nghề đánh bắt, khai thác”, ngư dân Oánh chia sẻ.

Ngư dân Bùi Oánh, xóm Nam Tiền Tiến, xã Diễn Kim (huyện Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, trước đây việc khai thác ruốc biển của ngư dân còn nhiều vất vả, nhưng đến nay đã đỡ hơn rất nhiều vì các chủ bè mảng đã trang bị máy dò, máy định vị phục vụ việc khai thác hải sản. "Khi gặp “luồng” ruốc chúng tôi sẽ gọi điện liên lạc với nhau để cùng chia sẻ ngư trường với bạn nghề đánh bắt, khai thác”, ngư dân Oánh chia sẻ.

“Ruốc biển khi bán cho thương lái tại bến bãi thì có giá từ 9.000 - 10.000 đồng/kg, nếu nhập vào cho các cơ sở chế biến hải sản trên địa bàn thì giá thấp hơn. Trung bình, mỗi bè mảng đánh bắt được từ 1-2 tạ/chuyến, trừ chi phí nhiên liệu cũng thu lãi tiền triệu”, ngư dân Phạm Văn Sỹ, xóm Thái Thịnh, xã Diễn Kim (huyện Diễn Châu, Nghệ An) cho biết.

“Ruốc biển khi bán cho thương lái tại bến bãi thì có giá từ 9.000 - 10.000 đồng/kg, nếu nhập vào cho các cơ sở chế biến hải sản trên địa bàn thì giá thấp hơn. Trung bình, mỗi bè mảng đánh bắt được từ 1-2 tạ/chuyến, trừ chi phí nhiên liệu cũng thu lãi tiền triệu”, ngư dân Phạm Văn Sỹ, xóm Thái Thịnh, xã Diễn Kim (huyện Diễn Châu, Nghệ An) cho biết.

Nhiều ngư dân Diễn Châu cho biết, do việc khai thác ruốc ở vùng biển gần bờ nên cũng có nhiều thuận lợi và ít rủi ro hơn so với khai thác các loại hải sản khác. Đồng thời, ruốc cũng dễ tiêu thụ bởi mỗi khi bè mảng vào đến bờ là thương lái đã chờ sẵn để mua.

Nhiều ngư dân Diễn Châu cho biết, do việc khai thác ruốc ở vùng biển gần bờ nên cũng có nhiều thuận lợi và ít rủi ro hơn so với khai thác các loại hải sản khác. Đồng thời, ruốc cũng dễ tiêu thụ bởi mỗi khi bè mảng vào đến bờ là thương lái đã chờ sẵn để mua.

Ngoài hình thức khai thác ruốc bằng bè mảng vươn khơi, ngư dân tại các làng biển thuộc các xã Diễn Trung, Diễn Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng (huyện Diễn Châu), còn khai thác ruốc biển bằng phương thức dùng trủi đẩy (thiết kế từ thân 2 cây tre, có miệng rộng và túi lưới) để xúc ruốc.

Ngoài hình thức khai thác ruốc bằng bè mảng vươn khơi, ngư dân tại các làng biển thuộc các xã Diễn Trung, Diễn Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng (huyện Diễn Châu), còn khai thác ruốc biển bằng phương thức dùng trủi đẩy (thiết kế từ thân 2 cây tre, có miệng rộng và túi lưới) để xúc ruốc.

Theo kinh nghiệm của ngư dân nơi đây chia sẻ, để phân biệt loại ruốc cũng khá đơn giản, ruốc khi đánh bắt bằng bè mảng xa bờ thường có màu đỏ hồng, còn ruốc xúc bằng trủi đẩy sẽ có màu trắng hồng.

Theo kinh nghiệm của ngư dân nơi đây chia sẻ, để phân biệt loại ruốc cũng khá đơn giản, ruốc khi đánh bắt bằng bè mảng xa bờ thường có màu đỏ hồng, còn ruốc xúc bằng trủi đẩy sẽ có màu trắng hồng.

Vất vả, nhọc nhằn nhưng những ngư dân vùng bãi ngang Diễn Châu vẫn quyết tâm bám biển, mang về những mớ ruốc tươi ngon

Vất vả, nhọc nhằn nhưng những ngư dân vùng bãi ngang Diễn Châu vẫn quyết tâm bám biển, mang về những mớ ruốc tươi ngon

Ngoài bán ruốc tươi cho thương lái, ngư dân còn làm ruốc khô để bán dần ra thị trường

Ngoài bán ruốc tươi cho thương lái, ngư dân còn làm ruốc khô để bán dần ra thị trường

Những sân phơi ruốc khô dễ bắt gặp tại vùng bãi ngang Diễn Châu mùa ruốc biển

Những sân phơi ruốc khô dễ bắt gặp tại vùng bãi ngang Diễn Châu mùa ruốc biển

Ông Lê Văn Thông, Chủ tịch UBND xã Diễn Kim cho biết, địa phương có thế mạnh về khai thác hải sản vùng lộng từ hàng chục năm qua. Nghề khai thác hải sản vùng lộng của ngư dân các làng biển đã tạo công ăn, việc làm ổn định cho hàng ngàn người dân trên địa bàn. Đặc biệt, nghề chế biến mắm ruốc và nguồn ruốc khô của địa bàn nổi tiếng nhiều năm qua và rất được thị trường trong tỉnh ưa chuộng. Hiện trên địa bàn xã có 2 cơ sở chế biến hải sản có khả năng mua hàng chục tấn ruốc cho bà con mỗi ngày. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ, động viên bà con nhân dân bám biển, vươn khơi, phát triển và khẳng định thế mạnh kinh tế biển của địa phương ven biển.

Ông Lê Văn Thông, Chủ tịch UBND xã Diễn Kim cho biết, địa phương có thế mạnh về khai thác hải sản vùng lộng từ hàng chục năm qua. Nghề khai thác hải sản vùng lộng của ngư dân các làng biển đã tạo công ăn, việc làm ổn định cho hàng ngàn người dân trên địa bàn. Đặc biệt, nghề chế biến mắm ruốc và nguồn ruốc khô của địa bàn nổi tiếng nhiều năm qua và rất được thị trường trong tỉnh ưa chuộng. Hiện trên địa bàn xã có 2 cơ sở chế biến hải sản có khả năng mua hàng chục tấn ruốc cho bà con mỗi ngày. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ, động viên bà con nhân dân bám biển, vươn khơi, phát triển và khẳng định thế mạnh kinh tế biển của địa phương ven biển.

Cảnh Huệ

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ngu-dan-xu-nghe-ron-rang-mua-thu-hoach-ruoc-bien-post1644816.tpo