Nắng nóng kỉ lục, Ấn Độ định kích hoạt lại các mỏ than bị bỏ hoang
Hôm qua (6/5) một quan chức chính phủ Ấn Độ nói rằng nước này có mục tiêu cho các công ty khai thác tư nhân thuê các hầm than bỏ hoang nhằm nỗ lực tăng sản lượng khi gián đoạn nguồn điện do đợt nắng nóng kỉ lục.
Tiêu thụ than đá của Ấn Độ tăng gấp đôi
Được biết, than sản sinh hơn 2/3 nguồn cung năng lượng của Ấn Độ, đây là mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch khổng lồ, trực tiếp góp phần làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Và thực tế là, quốc gia này đã phải trả giá bằng chi phí chuyển đổi sang năng lượng tái tạo - ngay cả khi thời tiết nắng nóng bất thường cho thấy mối đe dọa từ biến đổi khí hậu do đốt nhiên liệu hóa thạch.
Trong một thập kỉ qua, tiêu thụ than đá tại Ấn Độ đã tăng gấp đôi. Quốc gia đông dân thứ hai thế giới này vẫn tiếp tục nhập khẩu số lượng lớn than đá, đồng thời đang lên kế hoạch khai thác nhiều mỏ than mới trong vài năm tới đây.
Ấn Độ cũng đang dịch chuyển sang các nguồn năng lượng sạch, với mục tiêu tham vọng 40% lượng điện sản xuất ra đến từ các nguồn phi nhiên liệu hóa thạch.
Quốc gia tỉ dân đang chạy đua để tăng sản lượng than đá. Ảnh: CNA.
Nhiệt độ tăng cao đã làm tăng nhu cầu năng lượng trong những tuần gần đây, khiến Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu hụt 25 triệu tấn vào thời điểm giá than giao ngay tăng kể từ đầu năm.
Anil Kumar Jain, một quan chức của Bộ than, cho hay: “Chúng tôi luôn khẳng định rằng than là một lĩnh vực còn nhiều thiếu sót”.
"Trước đây, chúng tôi luôn gánh chịu những điều tiêu cực vì quảng cáo nhiên liệu hóa thạch, nhưng bây giờ lại phải nhận được tin tức bởi vì chúng tôi không cung cấp đủ nguồn cung “vàng đen”.
Chính phủ dự định sẽ cho các công ty tư nhân khai thác thương mại thuê hơn 100 mỏ than bị bỏ hoang thuộc sở hữu nhà nước, thế nhưng phải hoạt động trên cơ sở chia sẻ doanh thu.
Các quan chức đã tuyên bố rằng họ sẽ "giảm băng đỏ" để thúc đẩy giá thầu từ các công ty khai thác khổng lồ như Vedanta, Adani và những bên tiềm năng.
Ước tính mỗi năm, Ấn Độ cần một tỷ tấn than để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Các nhà sản xuất trong nước đáp ứng phần lớn nhu cầu của mình, với mức kỷ lục 777 triệu tấn than được sản xuất trong năm tính đến cuối tháng Ba.
Để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của đất nước sau đại dịch hoành hành, chính phủ muốn tăng sản lượng than trong nước lên 1,2 tỷ tấn trong vòng hai năm tới.
"Chúng tôi khá hài lòng khi nền kinh tế đang được cải thiện và nhu cầu tiêu thụ cao”. ông nói.
Với dân số 1,3 tỉ người, nhu cầu năng lượng tại Ấn Độ được dự báo sẽ tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong 20 năm tới đây. Nhưng ví dụ thực tế tại cộng đồng ở Odisha cho thấy rõ những thách thức trong việc giảm phụ thuộc vào than đá trong khi vẫn phải đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng vọt.
Dự tính khai thác cả mỏ than vốn bỏ hoang
Bất chấp mục tiêu sẽ nâng công suất năng lượng tái tạo lên 175 gigaton vào năm 2022 và 500 gigaton vào năm 2030, Bộ trưởng Than Ấn Độ, Pralhad Joshi, đã tuyên bố rằng nhu cầu than sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2040.
Thiếu hụt nguồn cung năng lượng đang theo thang ở quốc gia tỉ dân này. Ấn Độ là quốc gia mới nhất lún vào khủng hoảng điện năng, đe dọa đà phục hồi kinh tế từ đại dịch. Theo Bộ Điện lực Ấn Độ, 135 nhà máy nhiệt điện tại nước này hiện chỉ còn đủ lượng than dự trữ để phát điện trong 2-3 ngày, giảm so với mức dự trữ 13 ngày trong tháng 8.
"Chưa bao giờ nhu cầu sử dụng điện nhiều hơn bây giờ. Chưa bao giờ nắng nóng nhiều như hiện nay", ông Joshi nói phàn nàn.
Sáng kiến này được đưa ra vào thứ Sáu (6/5), là bước đi mới nhất của chính phủ nhằm tự do hóa ngành khai khoáng của Ấn Độ và cho phép các doanh nghiệp tư nhân thu lợi từ trữ lượng than lớn thứ năm thế giới.
"Điều này sẽ thúc đẩy đất nước theo cách giống như các quốc gia giàu khoáng sản như Brazil, Canada, Australia và Nam Phi đã tạo ra của cải và việc làm", người đứng đầu ngành khai thác chia sẻ.
Với mức khai thác kỉ lục như vậy chắc chắn Ấn Độ sẽ thu về một mối, đồng thời mở rộng quy mô khai thác đồng nghĩa với việc người dân nơi đây sẽ có thêm kế sinh nhai, có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, nhất là với tình hình lạm phát giá lương thực, thực phẩm và năng lượng.
Thế nhưng, với nỗ lực chung của thế giới đến năm 2025 sẽ giảm dần lượng khí thải C02, theo đuổi mục tiêu mức phát thải ròng ở mức bằng 0 thì liệu bước tiến của Ấn Độ có thực sự an toàn?
Lê Na (Theo ChannelAsia)