Luật Thủ đô 2024: khơi thông nguồn lực, phát triển đường sắt đô thị

Đường sắt đô thị được xem là trục 'xương sống' của hệ thống vận tải công cộng đô thị. Để giao thông công cộng thực sự phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã dành một điều quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD).

Lần đầu tiên Hà Nội có một khái niệm cụ thể, rõ ràng, được luật hóa về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng tại Điều 31 Luật Thủ đô 2024.

Lần đầu tiên Hà Nội có một khái niệm cụ thể, rõ ràng, được luật hóa về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng tại Điều 31 Luật Thủ đô 2024.

Hành khách trên tuyến đường sắt đô thị, đoạn Cát Linh - Hà Đông.

Hành khách trên tuyến đường sắt đô thị, đoạn Cát Linh - Hà Đông.

Theo quy định tại Điều 31 Luật Thủ đô 2024, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng là giải pháp quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị, lấy điểm kết nối giao thông đường sắt đô thị hoặc điểm kết nối giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác làm điểm tập trung dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng trong khoảng cách đi bộ đến phương tiện giao thông công cộng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, sức khỏe cộng đồng, giảm phương tiện giao thông cơ giới cá nhân, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, kết hợp với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa…

Theo quy định tại Điều 31 Luật Thủ đô 2024, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng là giải pháp quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị, lấy điểm kết nối giao thông đường sắt đô thị hoặc điểm kết nối giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác làm điểm tập trung dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng trong khoảng cách đi bộ đến phương tiện giao thông công cộng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, sức khỏe cộng đồng, giảm phương tiện giao thông cơ giới cá nhân, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, kết hợp với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa…

Khu vực TOD là khu vực bao gồm nhà ga, đề-pô đường sắt đô thị, điểm đón, trả khách của các loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác và vùng phụ cận được xác định theo quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết có liên quan để xây dựng tuyến giao thông, đường sắt đô thị kết hợp cải tạo, chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển đô thị.

Khu vực TOD là khu vực bao gồm nhà ga, đề-pô đường sắt đô thị, điểm đón, trả khách của các loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác và vùng phụ cận được xác định theo quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết có liên quan để xây dựng tuyến giao thông, đường sắt đô thị kết hợp cải tạo, chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển đô thị.

Luật Thủ đô 2024 quy định về phương thức phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, qua đó cho phép Hà Nội huy động nguồn lực từ đất để phát triển đường sắt đô thị.

Luật Thủ đô 2024 quy định về phương thức phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, qua đó cho phép Hà Nội huy động nguồn lực từ đất để phát triển đường sắt đô thị.

Việc đầu tư phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội được ưu tiên áp dụng mô hình TOD, bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững…

Việc đầu tư phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội được ưu tiên áp dụng mô hình TOD, bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững…

Luật Thủ đô 2024 tạo điều kiện hơn cho Hà Nội trong triển khai thực hiện các dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội... thuộc dự án TOD.

Luật Thủ đô 2024 tạo điều kiện hơn cho Hà Nội trong triển khai thực hiện các dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội... thuộc dự án TOD.

Hà Nội tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị cho thấy sự quyết tâm của chính quyền Thủ đô trong việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông công cộng hướng tới văn minh, hiện đại, an toàn mà trong đó đường sắt đô thị được xác định là trục xương sống.

Hà Nội tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị cho thấy sự quyết tâm của chính quyền Thủ đô trong việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông công cộng hướng tới văn minh, hiện đại, an toàn mà trong đó đường sắt đô thị được xác định là trục xương sống.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đây được xem là cú hích lớn tạo đột phá, không chỉ giúp rút ngắn thời gian triển khai đường sắt đô thị, mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và nền kinh tế.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đây được xem là cú hích lớn tạo đột phá, không chỉ giúp rút ngắn thời gian triển khai đường sắt đô thị, mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và nền kinh tế.

Với 6 nhóm chính sách đặc thù, Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ tạo thuận lợi trong huy động mọi nguồn lực hợp pháp, rút ngắn tối đa tiến độ thực hiện, khai thác có hiệu quả nguồn lực quỹ đất.

Với 6 nhóm chính sách đặc thù, Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ tạo thuận lợi trong huy động mọi nguồn lực hợp pháp, rút ngắn tối đa tiến độ thực hiện, khai thác có hiệu quả nguồn lực quỹ đất.

Cơ chế TOD mang lại những lợi ích rất lớn cho người dân, doanh nghiệp, Nhà nước và cho sự phát triển chung của Thủ đô.

Cơ chế TOD mang lại những lợi ích rất lớn cho người dân, doanh nghiệp, Nhà nước và cho sự phát triển chung của Thủ đô.

Các khu vực TOD được quy hoạch xung quanh nhà ga là các khu đất có giá trị thương mại cao nhờ tính kết nối với toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị, và đều là các khu đất vàng hay có tiềm năng trở thành khu đất vàng trong tương lai.

Các khu vực TOD được quy hoạch xung quanh nhà ga là các khu đất có giá trị thương mại cao nhờ tính kết nối với toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị, và đều là các khu đất vàng hay có tiềm năng trở thành khu đất vàng trong tương lai.

Quy định tại Điều 31 Luật Thủ đô 2024 đặt ra các nguyên tắc cơ bản cho việc phát triển mô hình TOD và triển khai xây dựng các tuyến đường giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, mà ưu tiên trước mắt là hệ thống đường sắt đô thị trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian, đơn giản thủ tục cho việc xác định các quy hoạch có liên quan và quyết định chủ trương đầu tư, khai thác có hiệu quả hệ thống đường sắt đô thị và các khu vực TOD, bảo đảm mục tiêu hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị tại TP vào năm 2035 được nêu tại Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quy định tại Điều 31 Luật Thủ đô 2024 đặt ra các nguyên tắc cơ bản cho việc phát triển mô hình TOD và triển khai xây dựng các tuyến đường giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, mà ưu tiên trước mắt là hệ thống đường sắt đô thị trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian, đơn giản thủ tục cho việc xác định các quy hoạch có liên quan và quyết định chủ trương đầu tư, khai thác có hiệu quả hệ thống đường sắt đô thị và các khu vực TOD, bảo đảm mục tiêu hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị tại TP vào năm 2035 được nêu tại Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các tuyến đường sắt đô thị được đưa vào sử dụng tại Hà Nội đã mang đến những trải nghiệm mới cho người dân Thủ đô, đặt dấu mốc cho việc bắt đầu loại hình vận tải công cộng tiên tiến, hiện đại. Lượng khách đi tàu đạt theo kịch bản tốt nhất. Nhiều người chia sẻ, từ khi đi làm bằng đường sắt đô thị đã hình thành thói quen đi bộ, tốt cho sức khỏe.

Các tuyến đường sắt đô thị được đưa vào sử dụng tại Hà Nội đã mang đến những trải nghiệm mới cho người dân Thủ đô, đặt dấu mốc cho việc bắt đầu loại hình vận tải công cộng tiên tiến, hiện đại. Lượng khách đi tàu đạt theo kịch bản tốt nhất. Nhiều người chia sẻ, từ khi đi làm bằng đường sắt đô thị đã hình thành thói quen đi bộ, tốt cho sức khỏe.

Để đường sắt đô thị giữ vị trí ngày càng quan trọng, các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư, cũng như sự ưu đãi để tạo động lực và thúc đẩy cho việc triển khai TOD bằng các quy định của pháp lý cần rõ nét, đầy đủ hơn nữa. Cùng đó, duy trì giá vé ưu đãi như hiện nay, miễn phí cho người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em…

Để đường sắt đô thị giữ vị trí ngày càng quan trọng, các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư, cũng như sự ưu đãi để tạo động lực và thúc đẩy cho việc triển khai TOD bằng các quy định của pháp lý cần rõ nét, đầy đủ hơn nữa. Cùng đó, duy trì giá vé ưu đãi như hiện nay, miễn phí cho người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em…

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra thực tế vận hành tuyến đường sắt đô thị tại Ga số 1 (ga Nhổn) đến Ga số 8 (ga Cầu Giấy).

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra thực tế vận hành tuyến đường sắt đô thị tại Ga số 1 (ga Nhổn) đến Ga số 8 (ga Cầu Giấy).

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra công tác thi công khoan ngầm tại gói thầu CP03 - Dự án tuyến đường sắt đô thị, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra công tác thi công khoan ngầm tại gói thầu CP03 - Dự án tuyến đường sắt đô thị, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Trên công trường Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội luôn có nhiều công nhân túc trực, thi công.

Trên công trường Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội luôn có nhiều công nhân túc trực, thi công.

Công nhân khẩn trương trên công trường, nhằm bảo đảm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội về đích đúng hẹn. Theo định hướng quy hoạch, Hà Nội có 14 tuyến đường sắt đô thị, tương ứng 619,1km; trong năm 2025, Hà Nội phấn đấu khởi công tuyến đường sắt đô thị số 2 và số 5.

Công nhân khẩn trương trên công trường, nhằm bảo đảm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội về đích đúng hẹn. Theo định hướng quy hoạch, Hà Nội có 14 tuyến đường sắt đô thị, tương ứng 619,1km; trong năm 2025, Hà Nội phấn đấu khởi công tuyến đường sắt đô thị số 2 và số 5.

Hồng Thái - Phạm Hùng

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/luat-thu-do-2024-khoi-thong-nguon-luc-phat-trien-duong-sat-do-thi.679871.html