Loài cây Việt Nam dành cho gia súc nhưng lại là rau quý ở nước ngoài

Bèo tây mọc dại, sống trôi nổi trên dòng nước ở nhiều khu kênh, rạch, ao hồ nhưng có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Bèo tây (Eichhornia crassipes) còn được gọi là lục bình, lộc bình, hay bèo Nhật Bản, là loài thực vật thủy sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nước.

Một số nghiên cứu hiện đại trong phòng thí nghiệm thấy rằng, trong bèo tây nhiều chất xơ, chất khoáng. Trong bèo tây có một số hợp chất (alkaloid, dẫn xuất phthalate, propanoid và dẫn xuất phenyl) tác dụng cao như kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa và tác dụng đối với ung thư.

Chiết xuất thô và một số chất trong bèo tây cho thể chống lại vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Bèo tây còn có hiệu lực tương đương với tetracyclin khoảng 50%, hiệu quả cao thấp còn phụ thuộc vào chủng E.coli và S.faecalis. Dịch chiết thô chứa các chất kháng khuẩn khác nhau với hiệu quả và phương thức hoạt động khác nhau có thể hoạt động đối kháng hoặc hiệp đồng trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

 Cây bèo tây.

Cây bèo tây.

Ngoài ra bèo tây khả năng chống nấm chống lại C. albicans (nấm men) và Candida albicans. Chiết xuất thô của bèo tây thể bắt được gốc tự do DPPH. Hoạt tính chống oxy hóa của các thành phần hoạt tính được tách từ bèo tây có thể là do sự hiện diện của nhóm hydroxyl, các liên kết không bão hòa trong cấu trúc hóa học của các hợp chất cô lập của nó cho thấy khả năng thu gom các gốc tự do cao.

Chiết xuất thô cũng cho thấy hiệu quả cao nhất so với tất cả các hợp chất cô lập chống lại một số loại khối u. Bèo tây chứa hoạt tính chống ung thư có chọn lọc rất mạnh đối với dòng tế bào ung thư gan và các loại khối u phụ thuộc vào hormone (ung thư cổ tử cung và ung thư vú).

Theo Đông y, bèo tây vị ngọt, mát, tác dụng giảm sưng tấy, giải độc. Để dùng làm thuốc, lấy cây về, bỏ thân và rễ, chỉ lấy lá và phần phình của cuống lá.

Hiện chỉ thấy dùng đắp bên ngoài khi bị đau (mụn nhọt, vết thương), hái một nắm bèo tây rửa sạch, giã nát, thêm một ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khô thì lại thay miếng đắp khác. Ngày thay hai hay ba lần. Thường những vết tấy rút rất nhanh, nếu chưa nung mủ thường sẽ tan, nếu đã nung mủ thì thời gian nung mủ rút ngắn, chóng vỡ hay chóng trích được hơn.

Lưu ý, khi hái bèo tây để chế biến các món ăn tránh hái ở những vùng nguồn nước bị ô nhiễm. Vì cây bèo có đặc tính hút kim loại nặng cộng với những chất độc khác ở trong nước và tích tụ vào thân. Người ăn loại bèo đó nhiều cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh do kim loại nặng chứa trong bèo được chuyển hóa vào người.

Chúng ta chỉ nên ăn bèo sống ở những kênh rạch có nguồn nước sạch, hái những đọt bèo. Bạn cũng không nên ăn món này thường xuyên vì đặc tính hút kim loại nặng mạnh mẽ của nó cần phải đề phòng lượng chất độc này tích tụ trong bèo tây nhiều hơn các loại thực phẩm khác.

BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y dược - cơ sở 3)

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/loai-cay-viet-nam-danh-cho-gia-suc-nhung-lai-la-rau-quy-o-nuoc-ngoai-ar873509.html