Kỷ nguyên sự phụ thuộc của Nga vào động cơ Ukraine đã kết thúc

Cuối cùng số phận của khinh hạm 'Đô đốc Kornilov' thuộc Dự án 11356R của Nga đã kết thúc sau thời gian dài tranh cãi, khi Hải quân Nga quyết định bán con tàu đóng dở này sang Ấn Độ; cuối cùng, sự phụ thuộc kỹ thuật của Nga vào Ukraine đã chấm dứt.

Dự án 11356R (lớp Đô đốc Essen) của Hải quân Nga, nhằm trang bị các tàu khu trục nhỏ (khinh hạm) vừa có thể hoạt động ngoài biển xa, vừa có thể hoạt động tại các vùng nước nông, nhất là khu vực Biển Đen.

Ban đầu Hải quân Nga dự định đóng sáu con tàu như vậy; đặc biệt là triển vọng đặc biệt liên quan đến khả năng trang bị tên lửa hành trình Calibre và tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon, làm hỏa lực tiến công tầm xa cho những con tàu này.

Các khinh hạm của Dự án 11356R được đặt ky và đóng mới từ tháng 12/2010. Ba tàu đầu tiên gồm “Đô đốc Grigorovich”, “Đô đốc Essen” và “Đô đốc Makarov” đã trở thành một phần của Hạm đội Biển Đen của Nga, bổ sung đáng kể sức mạnh cho những tàu chiến cũ từ thời Liên Xô.

Nhưng tất cả những gì còn lại không giống như kế hoạch của Hải quân Nga; vấn đề là các động cơ cho khinh hạm, lại được phát triển và chế tạo bởi công ty Zorya-Mashproekt của Ukraine.

Và trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine (năm 2014), công ty mới chuyển giao cho Nga 3 bộ động cơ tua-bin khí, được lắp đặt trên ba khinh hạm đầu tiên của Dự án 11356R, biên chế cho hạm đội Biển Đen sử dụng.

Nhưng ba con tàu còn lại, đã không có động cơ để hoàn thiện; việc thay thế động cơ nhập khẩu bằng động cơ trong nước đã không thực hiện được, điều này ảnh hưởng đến cả ngành công nghiệp đóng tàu của Nga.

Trở lại năm 2015, Tư lệnh Hải quân Nga lúc đó là Viktor Chirkov cho biết, do Ukraine không tiếp tục cung cấp động cơ, Hải quân Nga sẽ bỏ các tàu này, nếu không thể sản xuất động cơ tuabin khí tại các doanh nghiệp Nga.

Nhiệm vụ phát triển loại động cơ, thay thế động cơ do Ukraine sản xuất, được giao cho công ty NPO Saturn vào năm 2016. Phương án đầu tiên là sản xuất động cơ cho 3 chiếc khinh hạm còn lại, sử dụng động cơ do NPO Saturn sản xuất.

Tuy nhiên, NPO Saturn không thể giải quyết các vấn đề nảy sinh, với việc sản xuất động cơ riêng lẻ; và do đó số phận 3 chiếc tàu còn lại, phải chờ đến khi có “động cơ tốt hơn”.

Hai tàu “Đô đốc Istomin” và “Đô đốc Kornilov” đã nhanh chóng quyết định được tương lai, khi Nga quyết định bán cho Hải quân Ấn Độ; và hai con tàu này vẫn sử dụng động cơ của Ukraine.

Tổng giám đốc công ty USC Alexei Rakhmanov của của Nga cho biết, chiếc “Đô đốc Kornilov” thứ 6 trong Dự án 11356R (cũng là khinh hạm cuối cùng của Dự án này), cũng sẽ được bán và khách hàng là Ấn Độ. Loại động cơ lắp cho con tàu này vẫn là GGTU-M7N1 do Ukraine sản xuất.

Những chiếc khinh hạm “không động cơ” còn lại thuộc Dự án 11356R bán cho Hải quân Ấn Độ là “Đô đốc Butakov”, được đổi tên thành “Tushil”, “Đô đốc Istomin” nhận tên “Tamala”; còn chiếc “Đô đốc Kornilov” mới được bán, nên chưa được phía Hải quân Ấn Độ đặt tên.

Về mức độ hiện đại, các khinh hạm thuộc Dự án 11356R không gì khác hơn là lớp tàu tuần tra thuộc Dự án 1135 và 1135M Burevestnik và 11351 Nereus; khác là đã tiến hành hiện đại hóa cho phù hợp với ngữ cảnh của thế kỷ 21.

Tiền thân của lớp khinh hạm thuộc Dự án 11356R là lớp tàu được Liên Xô đóng từ năm 1968; khoảng bốn mơi chiếc tàu thuộc các lớp này đã được biên chế cho cả lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển của Liên Xô.

Giới phân tích cho rằng, sáu khinh hạm Đề án 11356R được chế tạo, để tạo thành một quả đấm tấn công ở Biển Đen. Và những con tàu “cứng cựa” hơn, thuộc Đề án 22350, sẽ phục vụ trong các hạm đội Thái Bình Dương và Biển Bắc.

Lớp tàu của Dự án 22350 (lớp Đô đốc Gorshkov) đắt tiền hơn, nhưng được trang bị tốt hơn. Nhưng cái chính là đã có loại động cơ cho Dự án 22350. Tổ máy tua bin khí -diesel М55Р, đứa con tinh thần đầu tiên của UEC Saturn đã ra đời, kịp thời thay thế động cơ Ukraine.

Có lẽ người vui mừng nhất trong việc thất bại của Dự án 11356R là Ấn Độ, khi họ mua rẻ được 3 khinh hạm đóng dở, tiếp đến là Ukraine, vẫn tiếp tục bán được động cơ, cho dù quan hệ Nga – Ukraine bị đóng băng; và người buồn nhất có lẽ là Hải quân Nga.

Sự cố “kẹt” các tàu thuộc Đề án 11356R đã được giải quyết, mặc dù phương án giải quyết không phải là lý tưởng. Hạm đội Biển Đen sẽ không bao giờ nhận được ba tàu còn lại, thuộc Dự án 11356R.

Nhưng mặt khác, những “con tàu không động cơ” sẽ không bị “mắc kẹt”, để trở thành “đống kim loại han rỉ theo thời gian”, ở các nhà máy đóng tàu và cuối cùng sẽ không bị rã làm sắt vụn. Và Nga muốn quên đi càng sớm càng tốt.

Điều đáng tiếc là trong giai đoạn hiện nay, ngành công nghiệp đóng tàu Nga không thể tự chủ, để đóng các tàu chiến có trọng tải lớn một cách hoàn toàn độc lập. Hiện tại ngành công nghiệp đóng tàu Nga chỉ có thể đóng được tàu khu trục nhỏ; nhưng đây cũng là điều đáng khích lệ.

Con đường phát triển từ khinh hạm lên tàu khu trục hoặc tàu tuần dương là không xa, đối với tiềm năng của ngành công nghiệp đóng tàu như của Nga; và yêu cầu về các tàu khu trục trong Hải quân Nga là rất lớn, khi những lớp tàu này, có từ thời Liên Xô đã đến lúc cần phải thay thế.

Quan trọng hơn, đã đến lúc Nga đã bắt đầu tự chủ được động cơ cho các tàu chiến của mình, bằng các sản phẩm thay thế trong nước. Nhưng vẫn còn quá sớm để nghĩ về tàu tuần dương và tàu sân bay.

Việc dừng hoàn thiện 3 khinh hạm còn lại của Dự án 11356R, cũng là cơ hội để Hải quân Nga tập trung số kinh phí ít ỏi, để tập trung phát triển những con tàu mới thuộc Dự án 22350 hiện đại hơn và hoàn toàn là “của Nga”.

Video về khinh hạm Dự án 11356R của Hải quân Nga.

2 Files

1- MP4 File 27.81 MB 2- MP4 File 27.81 MB

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ky-nguyen-su-phu-thuoc-cua-nga-vao-dong-co-ukraine-da-ket-thuc-1603952.html