Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ nghề gõ loại quả đầy gai

Đắk Lắk đang vào vụ thu hoạch sầu riêng, cũng là thời điểm người làm nghề gõ sầu (thợ gõ, thợ cắt) tất bật. Tại các nhà vườn, giá nhân công thợ gõ dao động từ 1-3 triệu đồng/người/ngày. Tiền công cao nhưng việc thu hái khó khăn, nguy hiểm nên loại quả này rất kén người 'thẩm định'.

Hiện nay, Đắk Lắk đang trong mùa vụ thu hoạch sầu riêng - “vua” của các loại trái cây. Tuy nhiên, việc thu hái sầu gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm nên loại quả này rất kén người “thẩm định”.

Hiện nay, Đắk Lắk đang trong mùa vụ thu hoạch sầu riêng - “vua” của các loại trái cây. Tuy nhiên, việc thu hái sầu gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm nên loại quả này rất kén người “thẩm định”.

Năm nay, sầu riêng được giá không chỉ mang lại niềm vui cho nông dân mà còn mang lại thu nhập cao cho những người làm nghề “gõ” sầu riêng. Với những người có kinh nghiệm “gõ” có thể kiếm từ 1-3 triệu đồng/người/ngày.

Năm nay, sầu riêng được giá không chỉ mang lại niềm vui cho nông dân mà còn mang lại thu nhập cao cho những người làm nghề “gõ” sầu riêng. Với những người có kinh nghiệm “gõ” có thể kiếm từ 1-3 triệu đồng/người/ngày.

Làm nghề "gõ" sầu riêng hơn 10 năm, ông Cao Thành Nam (SN 1976, thôn Tân Trung, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắc) cho biết, người hái sầu phải “thẩm định” được trái chín, trái già, trái non và gom đủ số lượng xuất hàng theo yêu cầu của thương lái.

Làm nghề "gõ" sầu riêng hơn 10 năm, ông Cao Thành Nam (SN 1976, thôn Tân Trung, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắc) cho biết, người hái sầu phải “thẩm định” được trái chín, trái già, trái non và gom đủ số lượng xuất hàng theo yêu cầu của thương lái.

Theo ông Nam, sầu riêng chỉ cần ngửi mùi thấy thơm là biết trái đã chín nhưng cái tài của người hái là phải biết thẩm định quả từ lúc chưa ngửi thấy mùi thơm. Gõ dao lên trái nghe “bộp bộp” như trống tức là trái đã bắt đầu chín, phải hái để tiêu thụ ở thị trường gần nhằm bảo đảm chất lượng khi đến tay người tiêu dùng; khi gõ nghe chát, đanh cứng “coong coong”, “boong boong” nghĩa là trái sầu riêng chưa chín, thợ hái phải hiểu được trái già đủ độ để cắt hay chưa.

Theo ông Nam, sầu riêng chỉ cần ngửi mùi thấy thơm là biết trái đã chín nhưng cái tài của người hái là phải biết thẩm định quả từ lúc chưa ngửi thấy mùi thơm. Gõ dao lên trái nghe “bộp bộp” như trống tức là trái đã bắt đầu chín, phải hái để tiêu thụ ở thị trường gần nhằm bảo đảm chất lượng khi đến tay người tiêu dùng; khi gõ nghe chát, đanh cứng “coong coong”, “boong boong” nghĩa là trái sầu riêng chưa chín, thợ hái phải hiểu được trái già đủ độ để cắt hay chưa.

“Tuy nhiên, người theo nghề luôn phải cẩn thận, tập trung, đặc biệt phải biết lựa thế để trèo lên cây, chọn cành chắc chắn để bám nhằm hạn chế tai nạn xảy ra. Những vườn cây trên 20 năm, cây cao từ 7-12m trái ở xa, cành có nhiều rêu bám, dễ gãy nên chúng tôi luôn cẩn thận để tránh gặp phải tai nạn nghề nghiệp", ông Nam chia sẻ thêm.

“Tuy nhiên, người theo nghề luôn phải cẩn thận, tập trung, đặc biệt phải biết lựa thế để trèo lên cây, chọn cành chắc chắn để bám nhằm hạn chế tai nạn xảy ra. Những vườn cây trên 20 năm, cây cao từ 7-12m trái ở xa, cành có nhiều rêu bám, dễ gãy nên chúng tôi luôn cẩn thận để tránh gặp phải tai nạn nghề nghiệp", ông Nam chia sẻ thêm.

Anh Bùi Tấn Thông (25 tuổi, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc) cho rằng, nghề “gõ” sầu riêng tiền công cao nhưng bị kiến cắn, sâu ngứa. Nếu không cẩn thận, người thợ "gõ" có thể bị trừ tiền vì làm gãy cành, rụng trái.

Anh Bùi Tấn Thông (25 tuổi, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc) cho rằng, nghề “gõ” sầu riêng tiền công cao nhưng bị kiến cắn, sâu ngứa. Nếu không cẩn thận, người thợ "gõ" có thể bị trừ tiền vì làm gãy cành, rụng trái.

Người thợ "gõ" trái sầu riêng

Người thợ "gõ" trái sầu riêng

Cùng đội hái thuê, em Bùi Quang Minh (17 tuổi, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc) cho hay, để đưa trái sầu riêng từ cao xuống đất, người hứng quả phải phối hợp với thợ "gõ" thật khéo léo và cẩn thận, tránh để trái bị xây xước, dập nát không bán được. Người hứng quả nếu đứng dưới không chú ý quan sát dễ bị cây khô, quả sầu riêng rớt trúng người.

Cùng đội hái thuê, em Bùi Quang Minh (17 tuổi, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc) cho hay, để đưa trái sầu riêng từ cao xuống đất, người hứng quả phải phối hợp với thợ "gõ" thật khéo léo và cẩn thận, tránh để trái bị xây xước, dập nát không bán được. Người hứng quả nếu đứng dưới không chú ý quan sát dễ bị cây khô, quả sầu riêng rớt trúng người.

Nín thở đỡ những trái sầu riêng nặng từ 3-6kg rơi từ trên cao xuống.

Nín thở đỡ những trái sầu riêng nặng từ 3-6kg rơi từ trên cao xuống.

Thở phào nhẹ nhõm, vui mừng khi đỡ thành công trái sầu riêng

Thở phào nhẹ nhõm, vui mừng khi đỡ thành công trái sầu riêng

Bàn tay của Minh bị gai sầu riêng đâm xuyên 3 lớp bao tay vải

Bàn tay của Minh bị gai sầu riêng đâm xuyên 3 lớp bao tay vải

Việc vận chuyển sầu riêng bằng xe rùa từ vườn ra bãi tập kết gặp nhiều khó khăn

Việc vận chuyển sầu riêng bằng xe rùa từ vườn ra bãi tập kết gặp nhiều khó khăn

Người thợ "gõ" kiểm tra, phân loại từng quả sầu riêng để tính tiền cho người dân

Người thợ "gõ" kiểm tra, phân loại từng quả sầu riêng để tính tiền cho người dân

Khả Hưng

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/kiem-tien-trieu-moi-ngay-nho-nghe-go-loai-qua-day-gai-post1562642.tpo