Hồ Tây tiếp tục xả nước ra sông Tô Lịch, chuyên gia Nhật Bản sẽ có biện pháp gì?

Nếu Hồ Tây xả nước ra sông Tô Lịch lần nữa, các chuyên gia Nhật Bản cho biết sẽ có biện pháp khắc phục tình trạng này.

Chiều 18/7, TS.Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết, việc Công ty Thoát nước Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 khối nước từ Hồ Tây ra sông Tô Lịch khiến vi sinh vật cuốn trôi theo dòng nước, là sự việc khách quan và không quy trách nhiệm cho cơ quan nào.

 TS.Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản.

TS.Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản.

Để đánh giá khách quan dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch, đơn vị phải làm lại từ đầu và cần thời gian tối thiểu trên 1 tháng để kích hoạt trở lại hệ vi sinh vật có lợi, khi đó lấy mẫu đánh giá ở khu vực thí điểm mới chính xác, khách quan. Toàn bộ dự án cần khoảng 2 tháng nữa (dự tính đến 17/9, tùy tình hình có thể rút ngắn hơn)

Theo lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội, thời gian từ nay đến tháng 9, thời tiết Hà Nội sẽ còn nhiều đợt mưa và mực nước Hồ Tây dâng lên, Hà Nội sẽ phải xả nước ra sông Tô Lịch. TS.Takeba Akira cho biết, đơn vị đã chuẩn bị cho tình huống này.

"Chúng tôi xây dựng phương án kích hoạt vi sinh vật mạnh hơn, để nếu nước Hồ Tây có xả mạnh hơn ra sông Tô Lịch thì vi sinh vật cũng không bị cuốn trôi theo dòng nước", TS.Takeba Akira cho biết.

Cùng chiều 18/7, trước câu hỏi khi Công ty Thoát nước Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 nước Hồ Tây ra sông Tô Lịch có thông báo cho đơn vị thí điểm làm sạch sông Tô Lịch hay không? Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE) cho biết, đơn vị có nhận được thông báo nhưng cách thời điểm xả nước chỉ khoảng 10-15 phút.

"Chúng tôi nhận thông báo trực tiếp về việc cơ quan chức năng xả nước Hồ Tây vào ngày 9/7. Nhưng chỉ sau khi nhận thông báo khoảng 10 -15 phút, Công ty Thoát nước Hà Nội mở cống xả nước ra sông Tô Lịch", ông Nguyễn Tuấn Anh cho hay.

Ông Nguyễn Tuấn Anh cũng cho biết thêm rằng, lượng nước xả từ đầu nguồn ra sông Tô Lịch vừa qua gấp 10 lần so với lượng xả trung bình từ 280 miệng cống ra sông, điều này khiến các chuyên gia Nhật Bản không thể có biện pháp khắc phục ngay được.

Việc thí điểm dự án sông Tô Lịch kéo dài thêm 2 tháng, kéo theo các chi phí sẽ tăng lên. Về điều này, đơn vị Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm.

Một số hình ảnh chuyên gia Nhật Bản kiểm tra việc thí điểm làm sạch dự án Hồ Tây vào chiều 18/7:

 Dự án thí điểm làm sạch Hồ Tây trong diện tích khoảng 1000 m2 được bắt đầu từ ngày 16/5. Khi áp dụng công nghệ Nano-Bioeactor, lớp bùn dưới đáy chân tôn bị máy nano phân hủy mạnh dẫn đến có khe hở. Vì vậy, vào ngày 23/6, các chuyên gia Nhật Bản phải cho quây kín lại bằng bạt và các bao cát chèn đáy chân tôn.

Dự án thí điểm làm sạch Hồ Tây trong diện tích khoảng 1000 m2 được bắt đầu từ ngày 16/5. Khi áp dụng công nghệ Nano-Bioeactor, lớp bùn dưới đáy chân tôn bị máy nano phân hủy mạnh dẫn đến có khe hở. Vì vậy, vào ngày 23/6, các chuyên gia Nhật Bản phải cho quây kín lại bằng bạt và các bao cát chèn đáy chân tôn.

 Chiều 18/7, T.S Takeba Akira đo nồng độ oxy hòa tan trong khu vực thí điểm đạt ngưỡng dao động từ 6,7 đến 6,9mg/l. Đây là điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển.

Chiều 18/7, T.S Takeba Akira đo nồng độ oxy hòa tan trong khu vực thí điểm đạt ngưỡng dao động từ 6,7 đến 6,9mg/l. Đây là điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển.

 Tại khu vực thí điểm công nghệ Nhật Bản, lượng bùn giảm và nước trong, bằng cảm quan có thể nhìn thấy đáy mặt hồ.

Tại khu vực thí điểm công nghệ Nhật Bản, lượng bùn giảm và nước trong, bằng cảm quan có thể nhìn thấy đáy mặt hồ.

 Chai nước được lấy từ khu vực thí điểm.

Chai nước được lấy từ khu vực thí điểm.

 Có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa chai nước được lấy từ khu vực thí điểm công nghệ Nhật Bản (ở bên phải) với chai nước lấy ở bên ngoài.

Có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa chai nước được lấy từ khu vực thí điểm công nghệ Nhật Bản (ở bên phải) với chai nước lấy ở bên ngoài.

 Lượng bùn tại khu vực thí điểm cũng giảm đáng kể.

Lượng bùn tại khu vực thí điểm cũng giảm đáng kể.

 Người dân sống gần khu vực thí điểm mong muốn công nghệ của Nhật Bản sẽ được áp dụng tại nhiều vị trí của Hồ Tây để khắc phục mùi hôi thối mà người dân phải chịu do cá chết, nước hồ bị ô nhiễm.

Người dân sống gần khu vực thí điểm mong muốn công nghệ của Nhật Bản sẽ được áp dụng tại nhiều vị trí của Hồ Tây để khắc phục mùi hôi thối mà người dân phải chịu do cá chết, nước hồ bị ô nhiễm.

 GS.TS.NGND. Ngô Đình Tuấn, Chủ tịch Hội Môi trường và Tài nguyên Nước Việt Nam đánh giá công nghệ Nano-Bioeactor của Nhật Bản đem lại kết quả khả quan với dự án thí điểm tại Hồ Tây. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE), dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch và Hồ Tây là 2 dự án nằm trong báo cáo tổng thể khi hoàn thành sẽ có các chuyên gia đánh giá kết quả có thành công hay không?

GS.TS.NGND. Ngô Đình Tuấn, Chủ tịch Hội Môi trường và Tài nguyên Nước Việt Nam đánh giá công nghệ Nano-Bioeactor của Nhật Bản đem lại kết quả khả quan với dự án thí điểm tại Hồ Tây. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE), dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch và Hồ Tây là 2 dự án nằm trong báo cáo tổng thể khi hoàn thành sẽ có các chuyên gia đánh giá kết quả có thành công hay không?

Mạnh Đoàn

Nguồn VTC: https://vtc.vn/ho-tay-tiep-tuc-xa-nuoc-ra-song-to-lich-chuyen-gia-nhat-ban-se-co-bien-phap-gi-d487693.html