Giải mã thú vị: Vì sao các mộ cổ La Mã chôn kèm 'rác'?

Các nhà khảo cổ đã tìm ra lời giải cho việc những mảnh rác của xương động vật, than, đồ gốm và các vật liệu kiến trúc khác như gạch xuất hiện kèm theo các ngôi mộ của Pompeii, một thành phố cổ La Mã.

Trước đây, để giải thích sự xuất hiện những mảnh rác này cùng với người chết ở các ngôi mộ, các nhà khảo cổ đã đưa ra giả thuyết rằng, 15 năm trước khi diễn ra sự phun trào của núi lửa Vesuvius, thì một trận động đất đã tàn phá Pompeii thành đống đổ nát.

Tuy nhiên, những bằng chứng khảo cổ học từ 15 năm qua cho thấy, thành phố có thể không bị phá hủy bởi trận động đất vào năm 62, các công dân đã xây dựng lại không gian công cộng và nhà ở nơi đây.

Khi núi lửa phun trào chôn vùi thành phố, các ngôi mộ mới vẫn còn đang được xây dựng và thành phố đang phát triển thịnh vượng, theo Emmerson, người nghiên cứu khảo cổ học La Mã tại Đại học Cincinnati cho biết.

Trong thực tế, những ngôi mộ không phải là nơi duy nhất có các mảnh vụn trên, máy xúc cũng tìm thấy cùng một loại rác thải hộ gia đình trên đường phố, dọc theo bức tường của thành phố, thậm chí trên sàn nhà.

Khi khai quật một ngôi nhà, Emmerson còn phát hiện một bể nước lưu trữ nước giữa hai hố chứa mảnh vỡ của gốm, thực phẩm như xương động vật, hạt nho và ô-liu. Cho thấy nó giống như một nhà ăn.

Cùng với đó là phong tục của các cư dân của Pompeii cũng như người La Mã, thường quan tâm tới đời sống của họ sau khi chết, cho nên họ thường chôn cất các ngôi mộ ở các khu vực có người đi lại đông đúc.

Kể từ khi luật La Mã và các nghĩa trang cấm để mộ trong thành phố thì các ngôi mộ chuyển ra bên ngoài bức tường thành phố. Cho nên các ngôi mộ trên có kèm theo các đồ gia dụng và các mảnh vụn kiến trúc, thực phẩm.

Cách đấy không lâu, các nhà khảo cổ cũng đã giải mã được bí ẩn mộ cổ của Pompeii. Ở vùng ngoại ô thành phố Pompeii, các nhà khoa học tìm thấy hàng trăm ngôi mộ có hình dáng rất khác thường.

Được biết đến với tên gọi "columelle" (tiếng La tinh là cây cột nhỏ), chúng là những viên đá hình chữ nhật cắm thẳng xuống đất với phần đầu là một cái đĩa hình tròn tượng trưng cho đầu người.

Chuyên gia khảo cổ Emmerson nhận định "cây cột nhỏ" bắt đầu xuất hiện xung quanh thành phố Pompeii và các thành phố phía Nam khác ngay sau nơi đây được thống nhất.

Mỗi "cây cột nhỏ" là một ngôi mộ tập thể của các gia đình (bao gồm cả nô lệ) thời cổ đại. Chúng có hình dạng như phần nửa thân trên của người, đơn giản hơn nhiều so với các ngôi mộ khác cùng thời kỳ.

Theo chuyên gia khảo cổ Emmerson, những ngôi mộ trên đã được dựng lên sau chiến tranh nhằm thể hiện rằng những thành phố này vẫn sở hữu nét văn hóa đặc trưng riêng.

Xem thêm video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm (Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh).

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/giai-ma-thu-vi-vi-sao-cac-mo-co-la-ma-chon-kem-rac-1785347.html