Bánh chưng Tranh Khúc - đậm đà hương vị ẩm thực truyền thống của người Việt

Làng Tranh Khúc, nằm ở xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội, đã từ lâu nổi tiếng với nghề gói bánh chưng truyền thống; là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người dân Hà Nội.

Vận chuyển lá dong đến nơi gói bánh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Vận chuyển lá dong đến nơi gói bánh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Một chiếc xe con chở đầy lá dong. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Một chiếc xe con chở đầy lá dong. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Lá dong được rửa sạch, lau khô, để ráo nước trước khi gói bánh. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Lá dong được rửa sạch, lau khô, để ráo nước trước khi gói bánh. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Chuẩn bị lá dong trước khi gói bánh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Chuẩn bị lá dong trước khi gói bánh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Công đoạn vo gạo tại hộ làm bánh truyền thống Nguyễn Văn Điềm. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Công đoạn vo gạo tại hộ làm bánh truyền thống Nguyễn Văn Điềm. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Công đoạn nắm đậu và thịt để làm nhân bánh chưng Tranh Khúc. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Công đoạn nắm đậu và thịt để làm nhân bánh chưng Tranh Khúc. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Thịt lợn dùng để gói bánh thường là thịt ba chỉ hoặc vai sấn, cắt thành từng miếng từ 5-7cm, giúp bánh chưng không bị khô. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Thịt lợn dùng để gói bánh thường là thịt ba chỉ hoặc vai sấn, cắt thành từng miếng từ 5-7cm, giúp bánh chưng không bị khô. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Bánh chưng Tranh Khúc luôn được gói bằng tay, giúp bánh chắc, khi luộc dền, dẻo. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Bánh chưng Tranh Khúc luôn được gói bằng tay, giúp bánh chắc, khi luộc dền, dẻo. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Gạo để gói bánh chưng Tranh Khúc thường là gạo nếp nhung hoặc nếp cái hoa vàng ở Hải Hậu, tỉnh Nam Định, giúp bánh ngon, ngọt. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Gạo để gói bánh chưng Tranh Khúc thường là gạo nếp nhung hoặc nếp cái hoa vàng ở Hải Hậu, tỉnh Nam Định, giúp bánh ngon, ngọt. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Mỗi thợ gói bánh chưng Tranh Khúc thường mất 20-30 giây để hoàn thành xong một chiếc bánh. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Mỗi thợ gói bánh chưng Tranh Khúc thường mất 20-30 giây để hoàn thành xong một chiếc bánh. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Bánh chưng Tranh Khúc được xếp vào nồi đun điện, mỗi nồi chứa được khoảng 450 chiếc bánh. (Ảnh: Hoàng Hiếu /TTXVN)

Bánh chưng Tranh Khúc được xếp vào nồi đun điện, mỗi nồi chứa được khoảng 450 chiếc bánh. (Ảnh: Hoàng Hiếu /TTXVN)

Người dân Tranh Khúc tất bật mỗi người một công đoạn từ làm lá, gói bánh, xếp bánh vào nồi đun điện. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Người dân Tranh Khúc tất bật mỗi người một công đoạn từ làm lá, gói bánh, xếp bánh vào nồi đun điện. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Sau khoảng 1-1,5 tiếng, người dân nơi đây lại thêm nước lạnh vào nồi điện, sau khi luộc 10-2 tiếng bánh sẽ dền, ngon. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Sau khoảng 1-1,5 tiếng, người dân nơi đây lại thêm nước lạnh vào nồi điện, sau khi luộc 10-2 tiếng bánh sẽ dền, ngon. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Vào vụ tết Ất Tỵ, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Điềm trung bình mỗi ngày xuất đi hơn 1.500 bánh, tạo việc làm cho 13 lao động địa phương. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Vào vụ tết Ất Tỵ, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Điềm trung bình mỗi ngày xuất đi hơn 1.500 bánh, tạo việc làm cho 13 lao động địa phương. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Bánh chưng Tranh Khúc là món ăn thường thấy trên mâm cỗ của người Hà Thành. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Bánh chưng Tranh Khúc là món ăn thường thấy trên mâm cỗ của người Hà Thành. (Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/banh-chung-tranh-khuc-dam-da-huong-vi-am-thuc-truyen-thong-cua-nguoi-viet-post1008667.vnp