Bản tin 360 độ sống khỏe: Nhận biết thời điểm 'giờ vàng' để cứu người đột quỵ
Theo các bác sĩ, đột quỵ não là một cấp cứu y khoa, thực hiện càng sớm càng có lợi cho người bệnh, giúp hạn chế tỷ lệ tử vong và tàn phế do để lại di chứng suốt đời. Nếu bệnh được phát hiện sớm trong giờ vàng (thời gian từ 3 đến 4,5 giờ từ khi bệnh khởi phát), người bệnh sẽ được tiêm thuốc tiêu sợi huyết, giúp nâng cao khả năng phục hồi chức năng và tránh được tình trạng tàn phế do đột quỵ.
Mới đây, hai vụ việc tài xế xe khách khi đang điều khiển phương tiện bị co giật và tử vong trên buồng lái do bị đột quỵ, đã khiến nhiều người bất an. Có thể thấy rằng đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi nào và mọi ngành nghề. Do đó, việc phổ biến thông điệp ‘giờ vàng’ để chủ động trong cứu chữa người bị đột quỵ là vô cùng quan trọng giúp giảm bớt nguy cơ tử vong và tàn tật.Vậy những dấu hiệu nào để có thể nhận biết đột quỵ? Trong trường hợp có người bị đột quỵ, mọi người cần xử lý các bước ban đầu như thế nào? Để bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh “tử thần” này, bác sĩ có những lời khuyên gì trong cách sinh hoạt, ăn uống, làm việc… Những nội dung này sẽ được bác sĩ, chuyên khoa 2 Kiều Mạnh Hà, Chủ nhiệm khoa Thần kinh, Bệnh viện Quân Y 7A (TPHCM), giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khỏe ngày 19-9. Mời quý vị cùng đón xem ngay sau đây.