Yên Khánh chú trọng phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm trên phạm vi cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó dịch bệnh cúm gia cầm đã xuất hiện ở huyện Nho Quan; dịch tả lợn châu Phi cơ bản được khống chế nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại do chưa có vắc xin phòng bệnh và việc tái đàn gia tăng trong thời gian tới. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, huyện Yên Khánh đã chỉ đạo các xã, thị trấn, các hộ chăn nuôi triển khai các giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi.

Tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia cầm. Ảnh: Trường Giang

Ông Phạm Văn Vĩnh, xóm 2B-Khánh Hồng (Yên Khánh) chobiết: Đang là thời điểm giao mùa nêndịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm dễ phát sinh; các hộ chăn nuôi đang tíchcực thực hiện tháng tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi và khuvực xung quanh theo kế hoạch. Để đảm bảo an toàn cho đàn gà hơn 100 con và đànvịt 500 con thì gia đình đã chú trọng đến việc bố trí chuồng trại “Kín về mùađông, thông thoáng về mùa hè”; cho ăn uống đầy đủ và tiêm phòng vắcxin theođịnh kỳ.

Mặc dù trên địa bàn chưa xuất hiện dịch bệnh, nhưng đây là thời điểmnhiều hộ chăn nuôi tái đàn, trong quá trình mua bán, vận chuyển giống gia cầmrất dễ mang mầm bệnh ở tỉnh khác xâm nhập vào đàn gia cầm của địa phương. Dođó, gia đình tôi không chỉ khử trùng bằng vôi bột, phun hóa chất đối với chuồngtrại, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học mà còn thực hiện nghiêm việc khôngthả rông gia cầm.

Ông Phạm Văn Đoàn (xóm 6, Khánh Thành) là một trong những hộchăn nuôi lợn lớn thì chia sẻ: Xác định chăn nuôi là nguồn thu nhập chính củagia đình nên ngay từ khi thành lập trang trại, tôi đã thực hiện quy hoạch khuvực chuồng trại khoa học, sạch sẽ và đầu tư hệ thống làm mát, hệ thống thoátnước, hầm biogas, do vậy bảo đảm được vệ sinh môi trường.

Với kinh nghiệm nhiêùnăm trong chăn nuôi, để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, gia đình tăng cườngdọn vệ sinh chuồng trại, tắm mát cho đàn lợn và thường xuyên vận hành hệ thốnglàm mát bằng quạt hút gió và giàn phun nước tự động trên mái chuồng.

Đồng thơìtổ chức phun thuốc sát trùng, tiêu độc để chống những tác nhân truyền nhiễm vàgây bệnh trong mùa hè. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnhcho đàn lợn. Để phòng chống dịch tả lợn châu Phi, thời gian qua gia đình đãthực hiện nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. “Nội bất xuất,ngoại bất nhập” mọi hoạt động ra vào trang trại được kiểm soát chặt chẽ, ngươìlao động ăn ở, sinh hoạt ngay tại trang trại...

Bên cạnh đó, hàng ngày trangtrại đều thực hiện công tác tiêu độc khử trùng bằng vôi bột hoặc hóa chất và bổsung thêm các vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệphuyện Yên Khánh cho biết: Trên địa bàn huyện Yên Khánh có khoảng 1.640 contrâu, 4.578 con bò, hơn 22.000 con lợn, 15.408 con chó, 300.180 con gà, 255.733con vịt.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, huyện đãđẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiệnđồng bộ các biện pháp phòng dịch; chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên quétdọn vệ sinh, sát trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi bằng hóa chất hoặc vôibột; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho vậtnuôi; tiêm phòng đầy đủ vắc xin cho gia súc, gia cầm theo quy định.

Không thảrông gia súc, gia cầm, không mua bán gia súc, gia cầm mắc bệnh, không giết mổvật nuôi bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc, không giấu dịch, không vứt xác vậtnuôi bừa bãi...

Cùng với công tác thông tin, tuyên truyền, các xã, thị trấn đãcử nhân viên thú y, khuyến nông, trưởng thôn, xóm tăng cường công tác kiểm tra,giám sát tình hình dịch bệnh đến từng trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi, chợ,các điểm tập kết, buôn bán gia súc, gia cầm, nơi có ổ dịch cũ, kịp thời pháthiện, báo cáo các trường hợp gia súc, gia cầm bị ốm, chết.

Huyện đã xây dựng kếhoạch và phương án thực hiện tốt tháng tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trạitrên toàn huyện và tổ chức tiêm phòng vác xin vụ xuân hè phòng bệnh cho đàn giasúc, gia cầm theo đúng kế hoạch và đến 25/3 đã tiêm vắcxin phòng bệnh lở mồmlong móng cho đàn trâu bò được 1.180 con, đạt 24%; vácxin cúm cho 176.300 convịt, đạt 59% và vắcxin phòng bệnh dại cho 1.630 con chó, đạt 23%.

Đinh Chúc

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/yen-khanh-chu-trong-phong-chong-dich-benh-tren-dan-vat-nuoi-20200403090055586p2c22.htm